Giun Đũa Ở Chó
- Người viết: Pet Health lúc
- Các loại bệnh
Giun đũa ở chó là loại giun tròn lây nhiễm cho các giống chó hoặc mèo nuôi và hoang dã. Động vật bị nhiễm bệnh khi chúng ăn trứng chứa ấu trùng nhiễm bệnh. Toxocara Canis chủ yếu ảnh hưởng đến chó con gây ra dấu hiệu viêm ruột. T. canis có thể lây truyền sang người. Đừng bỏ qua thông tin dưới đây của chuyên gia PetHealth để hiểu hơn về cách điều trị khi chó nhà bạn mắc phải gin đũa.
Giun đũa ở chó là gì
Thông tin về bệnh giun đũa ở chó
Trước khi đi đến cách phòng tránh hay hướng điều trị giun đũa ở chó bạn đọc cần biết một vài thông tin cơ bản về loại bệnh này. Tác nhân gây ra bệnh chính là một loài sinh vật có tên Toxocara Canis.
Chúng sẽ sống kí sinh trong cơ thể của các loài chó. Chiều dài cơ thể của loại giun này từ 10 – 20 cm. Đặc điểm nhận dạng là màu vàng, thân hình như tên gọi giống như cây đũa.
Xem thêm: Mèo bị nấm
Chẩn đoán giun đũa ở chó
Người ta có thể phát hiện trứng của giun đũa bằng phương pháp xét nghiệm phân:
– Đối với Toxocara canis trứng có lớp vỏ dày
– Đối với Toxascaris leonine trứng có lớp vỏ mịn hơn
Giun đũa chưa trưởng thành vẫn có thể gây ra bệnh lâm sàng ở chó con. Do đó không loại trừ khả năng nhiễm bệnh khi không có trứng trong phân. Trong trường hợp này, nên điều trị và kiểm tra các con giun đã được tống ra.
Xem thêm: Các bệnh nấm da
Điều trị giun đũa ở chó như thế nào?
Để điều trị giun đũa ta có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị giun sán có các thành phần Pyrantel embonate/ pamoate, Fenbendazole, oxibendazole Milbemycine, Moxidectin, Ivermextin, Salamectin…
Đây chính là các loại thuốc an toàn, đặc biệt là cho những chú chó con. Thành phần được đảm bảo giun đũa bị xổ sạch hoàn toàn nhưng đặc biệt không gây ra bất kì biến chứng nào nguy hiểm tới đường ruột.
Cuối cùng, để đảm bảo cho căn bệnh không còn ảnh hưởng tới các chú chó nữa. Bạn nên cân nhắc trong việc sử dụng thuốc xổ giun đều đặn hàng tháng. Hành động này kết hợp với đưa chó đi khám chính là biện pháp tối ưu nhất.
Thế nhưng tốt nhất bạn nên chăm sóc thú cưng của mình một cách sạch sẽ. Đồng thời chú ý để vấn đề dinh dưỡng để có thể phòng tránh bệnh hiệu quả. Dưới đây còn một số cách phòng tránh khác bạn có thể tham khảo.
Xem thêm: Cấu tạo và chức năng của da
Phòng tránh giun đũa ở chó
Đây được cho là một căn bệnh dễ mắc phải nhưng hướng phòng tránh cũng rất dễ. Chúng xảy ra ở cả chó và mèo. Thực hiện một số công việc sau sẽ có thể giúp cho chó nhà bạn khó bị nhiễm giun.
Chó, mèo con nên được điều trị bằng thuốc trừ giun sán đã đăng ký, có hướng dẫn sử dụng ở chó con 2 tuần tuổi và 2 tuần/lần khi đạt 8 tuần tuổi. Điều trị cho chó,mèo mẹ cùng một lúc. Sau đó, chó, mèo phải được tẩy giun hàng tháng.
Chó mèo trưởng thành có khả năng nhiễm giun đũa dẫn đến di truyền ấu trùng trong cơ thể vào mô cao. Không phát hiện trứng giun ở chó trưởng thành cũng không được loại trừ khả năng nhiễm bệnh.
Vì ấu trùng bị bắt có thể tái sinh trong thời gian mang thai. Gây lây nhiễm cho chó con trong tử cung. Và một số hậu quả đáng tiếc khác.
Sử dụng thuốc trừ giun sán giảm đáng kể việc lây truyền theo chiều dọc và qua đường sữa mẹ. Các loại thuốc này bao gồm:
• Selamectin thoa ngoài da được thoa ở mức liều 6mg/kg vào thời điểm 40 và 10 ngày trước khi sinh và 10 và 40 ngày sau khi sinh .
• Fenbendazole 50mg/kg hàng ngày, từ ngày 40 đến thời điểm 14 ngày sau khi sinh
Để phục vụ hơn 10.000 khách hàng mỗi năm, ngay từ những ngày đầu làm dịch vụ (2004) bệnh viện thú y PetHealth đã đầu tư những trang bị hiện đại và một đội ngũ bác sĩ thú y giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp.
Khách hàng sẽ được cập nhật mọi thông tin, được sử dụng dịch vụ chất lượng cao với chi phí hợp lý, được những bác sĩ giỏi khám chữa cho thú cưng của mình.
> Xem thêm các chương trình khuyến mãi tại Bệnh viện thú y PetHealth