Bệnh Nhiễm Khuẩn Đường Ruột Ở Chó

Nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh phổ biến và gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của chó. Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển nhanh gây tiêu chảy nặng, mất nước, chất điện giải dẫn đến con vật kiệt sức mà chết.

Nguyên nhân gây bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở chó

Có 3 nguyên nhân chính gây ra nhiễm khuẩn đường ruột ở chó: Do vi khuẩn, kế phát từ các bệnh khác, do các yếu tố khác (môi trường, thức ăn, thời tiết).

Chó bị nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn

Vi khuẩn là nguyên nhân hàng đầu gây nên nhiễm khuẩn đường ruột ở chó. Các loại vi khuẩn gây bệnh này bao gồm: Clostridium perfringens, Clostridium difficile, Campylobacter spp., Salmonella spp. và Escherichia coli. Các loại vi khuẩn này có sẵn trong hệ tiêu hóa của con vật. Khi sức đề kháng giảm, vi khuẩn sẽ phát triển mạnh gây ra bệnh hoặc lây nhiễm thêm từ bên ngoài qua nhiều nguồn khác nhau.

Chó nhiễm khuẩn đường ruột kế phát

Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến chó bị nhiễm khuẩn đường ruột. Nhiễm khuẩn đường ruột ở chó có thể do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như Parvo, Care, viêm gan, ký sinh trùng máu,... Khi chó mắc bệnh làm sức đề kháng giảm, do đó dễ bị nhiễm các bệnh khác hơn. Và nhiễm khuẩn đường ruột cũng có thể kế phát do một số loại thuốc ảnh hưởng đến đường tiêu hóa hay kế phát do chấn thương, tai nạn. Vì vậy, nếu chó của bạn có những biểu hiện lạ trong thời gian điều trị thì bạn cũng cần báo với bác sĩ để có hướng xử lý an toàn.

Các nguyên nhân khác

Ngoài virus và vi khuẩn, những yếu tố xung quanh cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở chó. Các nguyên do phổ biến như thức ăn nước uống, thời tiết, môi trường,... Thức ăn không đảm bảo, chuyển mùa hay thay đổi môi trường sống cũng có thể khiến chó stress và nhiễm bệnh.

Các triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở chó

Các triệu chứng lâm sàng

Với chó bị nhiễm khuẩn đường ruột, đầu tiên sẽ có những biểu hiện ủ rũ, mệt mỏi, niêm mạc nhợt nhạt, có thể bỏ ăn, suy dinh dưỡng, da lông xơ xác. Ngoài ra, chó có thể đau vùng bụng, sưng hạch dưới hàm, sưng hạch ruột.

Nặng hơn, có thể sẽ có thêm các triệu chứng nôn mửa (có thể kèm theo máu) và ỉa chảy nặng, đi nhiều lần trong ngày, phân lỏng như nước, màu đen, có mùi thối khắm đặc trưng, trong phân có khi lẫn cả máu tươi, màng giả (do lớp niêm mạc ruột bong tróc).

Do tiêu chảy và nôn liên tục khiến con vật bị mất nước và chất điện giải dẫn đến hố mắt trũng sâu. Những biểu hiện bên ngoài khác có thể xuất hiện như khóe mắt có dử, niêm mạc mắt hơi vàng, da khô, mất tính đàn hồi, lông xù.

Nếu để tình trạng tiêu chảy quá lâu không chữa trị sẽ khiến cơ vòng hậu môn bị liệt nên phân tự động chảy ra ngoài. Dần dần, con vật kiệt sức, nằm liệt, thân nhiệt hạ thấp và dẫn đến tử vong.

Triệu chứng phi lâm sàng

Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng, khi đến bệnh viện thú y, các bác sĩ sẽ khám và xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chính xác hơn. Bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở chó có những triệu chứng phi lâm sàng sau:

- Tăng nhu động ruột: ruột co bóp mạnh hơn bình thường, có dịch, chướng khí.

- Dạ dày: Chứa nhiều thức ăn chưa tiêu hóa, dư axit, đầy hơi và chướng khí.

- Số lượng bạch cầu tăng do viêm, hồng cầu có thể giảm do mất máu…

Cách điều trị nhiễm khuẩn đường ruột ở chó

Để điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở chó, bạn sẽ cần sự hỗ trợ, tư vấn của bác sĩ thú y, hoặc nếu được thì nên để chó ở lại bệnh viện để các bác sĩ chăm sóc và điều trị.

Các loại thuốc điều trị nhiễm khuẩn đường ruột 

Chó bị nhiễm khuẩn đường ruột sẽ có triệu chứng tiêu chảy và nôn mửa nặng, vì vậy cần phải nhanh chóng bổ sung lại nước và chất điện giải cho chó. Phương pháp truyền dịch là một lựa chọn tốt trong tình huống này.

Để điều trị dứt điểm thì thuốc kháng sinh là không thể thiếu. Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại, giúp hạn chế những biến chứng về sau. Các loại kháng sinh thường được sử dụng trong trường hợp này là Ampicillin, Amoxicillin và Penicillin.

Những lưu ý khi chăm sóc chó bị nhiễm khuẩn đường ruột

Trong khoảng thời gian điều trị, chó cần được chăm sóc kỹ lưỡng trong giai đoạn này. Người chăm sóc nên lưu ý cho chó ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, pate, thịt nạc xé nhỏ trộn với men tiêu hóa để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Các loại thức ăn cần kiêng gồm sữa, đồ dầu mỡ và đồ tanh sống. Lưu ý, bạn cũng không nên tắm chó chó trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, bạn cần giữ ấm cho chó, vệ sinh chuồng trại, môi trường sống của chó và hạn chế cho chó tiếp xúc với chó lạ.

Khi thấy chó của bạn có những biểu hiện lạ, cách tốt nhất là hãy đưa đến thú y để được khám và hướng dẫn điều trị kịp thời. Tại PetHealth, chúng tôi khám lâm sàng miễn phí cho mọi pet. 

Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:  

Hệ thống phòng khám: https://pethealth.vn/pages/he-thong-benh-vien-thu-y-pethealth

Tổng đài: 1900 299 982

Website: pethealth.vn 

Rất hân hạnh được đón tiếp!


Bài trước Bài sau
Bài viết liên quan:
Bài viết xem nhiều: