Bệnh Lepto: Tìm Hiểu Về Bệnh Lepto Ở Chó Mèo

Bệnh Lepto ở chó mèo là 1 bệnh dịch nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe chó mèo và cả con người. Chúng lây lan sang người với các triệu chứng sốt kéo dài giống như bệnh cúm, tổn thương gan thận, thậm chí gây viêm não. Tuy không lây lan mạnh và gây chết nhiều như bệnh Care và Parvo. Tìm hiểu thông tin về bệnh Lepto ở mèo và chó qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh Lepto là gì?

Bệnh lepto (tên tiếng anh leptospirosis) là một bệnh nhiễm trùng do xoắn khuẩn. Bệnh ảnh hưởng hầu hết đến các loại động vật có vú và có thể lây truyền từ động vật sang người.

Lepto xuất hiện ở chó mèo và động vật khi các phân loài của interrogans Leptospira xâm nhập vào da và lan truyền qua cơ thể qua đường máu. Hai trong số các thành viên được nhìn thấy phổ biến nhất của phân loài này là vi khuẩn L. grippotyphosa và L. Pomona. Spirochetes là xoắn ốc, hoặc vi khuẩn hình que có thâm nhiễm hệ thống bằng cách chôn vào da.

Mặc dù bệnh Lepto có thể xảy ra ở các loại động vật có vú, nhưng chúng ta sẽ thường gặp nhất là bệnh lepto ở mèo và chó.

Mèo con, chó con là những đối tượng dễ nhiễm bệnh Lepto 

2. Cách sinh bệnh Lepto

2.1. Xâm và lây lan

Leptospirosis xâm nhập vào da và lây lan khắp cơ thể thông qua đường máu. Chúng tái tạo trong gan, thận, hệ thần kinh trung ương, mắt và hệ thống sinh sản của động vật. Ngay sau khi nhiễm trùng ban đầu, sốt và nhiễm khuẩn ở vi khuẩn phát triển. Nhưng các triệu chứng này sớm giải quyết với sự gia tăng phản kháng của kháng thể trong cơ thể, làm rõ các spirochetes khỏi hầu hết hệ thống. 

  • Mức độ mà vi khuẩn này ảnh hưởng đến các cơ quan sẽ phụ thuộc vào hệ thống miễn dịch của cơ thể chó mèo và khả năng diệt trừ hoàn toàn sự nhiễm trùng. 
  • Ngay cả khi đó, Leptospira spirochetes vẫn có thể ở trong thận. Chúng sinh sản ở đó và lây nhiễm vào nước tiểu. Nhiễm trùng gan hoặc thận có thể gây tử vong cho động vật. Nếu nhiễm trùng tiến triển, gây tổn hại nghiêm trọng cho các cơ quan này.
  • Những thú cưng ít tuổi, có hệ miễn dịch kém phát triển có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng.
  • Nếu không được can thiệp, xoắn khuẩn Leptospirosis sẽ lây lan khắp cơ thể. 

2.2. Sinh bệnh

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, Leptospirosis vào hệ thống tuần hoàn sẽ sinh sản, phát triển. Tiết độc tố phá hủy hồng cầu làm cho niêm mạc nhợt nhạt, con vật thiếu máu, đái ra máu.
Độc tố phá hủy thành mạch quản dẫn đến hiện tượng xuất huyết, thấm tương dịch gây phù nề, thủy thũng ở tổ chức liên kết dưới da.
Từ máu, chúng xâm nhập đến gan, thận của thú cưng:

  • Ở thận: gây viêm bể thận và niệu quản, chó mèo xuất hiện tình trạng đái ra máu
  • Ở gan: gây viêm gan, khả năng tiết mật bị hạn chế. Gây ra tình trạng túi mật teo, dịch mật đặc, sánh,..

Khi chó mèo mắc nhiễm thì sẽ bị báng bụng, vàng da, rối loạn toàn thân và có thể dẫn đến tử vong.

benh lepto o cho meo

Hình ảnh mô tả sự xâm nhập và lây lan của xoắn khuẩn Leptospirosis

3. Sức đề kháng của virus gây bệnh Lepto

  • Xoắn khuẩn có sức đề kháng tương đối yếu, đặc biệt rất nhạy cảm với nhiệt độ:
  • 50°C xoắn khuẩn bị diệt trong 10 phút
  • 60°C xoắn khuẩn bị diệt trong 5 phút
  • Môi trường có pH axit xoắn khuẩn không mọc được, môi trường trung tính và chỗ râm mát xoắn khuẩn tồn tại lâu dài
  • Các chất sát trùng thông thường có thể diệt xoắn khuẩn nhanh chóng

Đây cũng là một tín hiệu “đáng mừng” cho việc loại bỏ xoắn khuẩn, phòng bệnh và ngăn ngừa sự lây lan xoắn khuẩn nguy hiểm này. Bệnh Lepto không lây lan mạnh và gây tử vong nhiều như một số bệnh nguy hiểm khác như Care và Parvo.

>> Tham khảo: Bệnh Care ở mèo: Biểu hiện, nguyên nhân, cách phòng và trị bệnh

4. Bệnh Lepto lây truyền như thế nào?

Leptospira tồn tại trong tự nhiên ở các vùng nước trũng; tồn tại trong nước tiểu, sữa, sản dịch của động vật mắc bệnh. Bởi vậy, có 3 con đường lây truyền bệnh nguy hiểm này:

  • Tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu, sản dịch hay sữa của động vật mắc bệnh
  • Tiếp xúc với xoắn khuẩn gây bệnh trong tự nhiên, khu vực bị ô nhiễm nước tiểu của con vật mắc bệnh
  • Ngoài ra, bệnh có thể lây truyền qua đường sinh dục hoặc lây truyền từ mẹ sang con.

benh lepto o cho meo

Xoắn khuẩn Leptospira tồn tại trong tự nhiên ở các vùng nước trũng

5. Bệnh lepto ở chó mèo có lây sang người không?

Các xoắn khuẩn Leptospira có thể lây truyền từ động vật sang người. Có nghĩa là bệnh Lepto có thể lây sang người. Trẻ em là đối tượng có nhiều nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn từ vật nuôi bị nhiễm bệnh.

Bởi vậy, việc tìm hiểu thông tin về bệnh Lepto, cách phòng tránh, nhận biết và điều trị sớm là vô cùng quan trọng. Đừng bỏ qua những thông tin tiếp theo của bài viết này nhé!

6. Triệu chứng lâm sàng

Các loại động vật bị nhiễm bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng lâm sàng nhất định, mỗi loại động vật có những biểu hiện riêng. Ban đầu, khi xoắn khuẩn mới xâm nhập, triệu chứng có thể là sốt, nhiễm khuẩn. Sau khi bị xâm nhập và lây lan, chúng có thể bị nhiễm trùng, tổn hại các cơ quan (gan, thận,...). 
Dưới đây là những triệu chứng lâm sàng của lepto ở mèo và chó.

6.1. Ở mèo

Triệu chứng lâm sàng do Leptospira gây ra ở mèo khá hiếm gặp và không rõ ràng. Một số triệu chứng có thể gặp ở mèo như:

  • Khát nước
  • Mệt mỏi, ủ rũ
  • Chán ăn/bỏ ăn
  • Giảm cân nhanh
  • Nôn mửa và tiêu chảy
  • Xuất hiện viêm trên da

Khi bệnh đến giai đoạn tổn thương các cơ quan, mèo sẽ xuất những biểu hiện của viêm thận, viêm gan: vàng da, nước tiểu đỏ hoặc vàng, có mùi,....

6.2. Ở chó

Khi chó bị lepto, các biểu hiện sẽ rõ ràng hơn mèo. Một số triệu chứng thường gặp gồm:

  • Sốt hoặc hạ thân nhiệt
  • Mệt mỏi, bỏ ăn
  • Bị sụt cân
  • Nôn mửa, tiêu chảy
  • Nổi hạch và phù nề

Khi xâm nhập và gây hại đến gan và thận, chó sẽ có những biểu hiện lâm sàng của tổn thương thận cấp và tổn thương gan cấp rõ ràng hơn.
- Tổn thương thận cấp: gây mệt mỏi, bỏ ăn, đau bụng, rối loạn nước tiểu (tình trạng tiểu ít, tiểu rắt/ đi tiểu quá nhiều lần/ không sản xuất nước tiểu)
- Tổn thương gan cấp: biểu hiện vàng da, nôn mửa, mệt mỏi, bỏ ăn.

cho-nhiem-benh-lepto-o-cho

Bệnh Lepto xâm nhập và phá hủy nhiều cơ quan của cơ thể, gây nguy cơ tử vong cao cho chó mèo

bieu-hien-benh-lepto

Một trong những biểu hiện khi chó bị bệnh Lepto

7. Chẩn đoán và điều trị bệnh Lepto ở chó mèo

Khi có những biểu hiện bất thường, nghi ngờ chó mèo bị Lepto, bạn hãy đem thú cưng đến ngay các bệnh viện, phòng khám thú y. Các bác sĩ thú y sẽ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra kết luận chính xác.

Việc điều trị bệnh Lepto ở chó mèo có kết quả không cao, tỷ lệ sống sót chỉ đạt khoảng 40-50%. Do khi xuẩn khoắn biểu hiện thành bệnh lý ra ngoài thì chúng đã xâm nhập đến các cơ quan nội tạng như: gan, thận, hệ mạch máu, tụy,... gây tàn phá cơ thể trầm trọng. Ngoài ra, nguy cơ lây nhiễm xoắn khuẩn cũng rất cao.

Một số xét nghiệm có thể được chỉ định như: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, sinh hóa máu,... Tùy vào trường hợp, thú cưng cũng cần chẩn đoán hình ảnh, chụp Xquang ổ bụng xác định tình trạng gan,...

Trong điều trị, các bác sĩ sẽ có từng phác đồ điều trị riêng cho mỗi ca. Những nội dung điều trị như: dùng kháng sinh, thuốc chuyên khoa, truyền dịch, bổ sung vitamin- dinh dưỡng hỗ trợ miễn dịch,...

benh lepto o cho meo

Nên cho chó mèo đi thăm khám tại các cơ sở thú y để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp

8. Phòng ngừa bệnh Lepto cho chó mèo

"Phòng bệnh hơn chữa bệnh" là điều mà PetHealth luôn nhắc nhở khách hàng. Việc điều trị bệnh lepto ở mèo và chó gây tốn kém tiền bạc, thời gian và tỷ lệ không quá cao. Do đó, cần có những biện pháp chủ động phòng bệnh cho thú cưng của bạn:

  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ: đảm bảo môi trường nuôi khô ráo; thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn chuồng trại, dụng cụ và đồ chơi...
  • Cách ly với động vật nhiễm bệnh, chó mèo hoang không rõ tình trạng sức khỏe
  • Thực hiện tiêm phòng vaccine cho chó mèo theo khuyến cáo của bác sĩ thú y giúp phòng chống bệnh tật
  • Cho thú cưng kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những bất thường của cơ thể và sức khỏe.
  • Nếu có dấu hiệu nghi nhiễm bệnh, cần đưa chó mèo đi thăm khám tại cơ sở thú y. Đồng thời vệ sinh khử khuẩn, tách đàn để tránh lây nhiễm sang cá thể khác. 
  • Đặc biệt, chú ý đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm xoắn khuẩn Leptospira sang người, mặc các trang thiết bị bảo hộ khi tiếp xúc với các nguồn có thể gây bệnh.

Trên đây là tất cả những thông tin về về bệnh Lepto ở chó mèo. Hy vọng những kiến thức trên hữu ích cho bạn trong quá trình chăm sóc thú cưng.

benh lepto o cho meo

Bệnh viện thú y PetHealth là hệ thống bệnh viện thú cưng hàng đầu tại Việt Nam, được trang bị hiện đại và một đội ngũ bác sĩ thú y giàu kinh nghiệm. Khách hàng sẽ được cập nhật mọi thông tin, được sử dụng dịch vụ khám chữa và điều trị chất lượng cao với chi phí hợp lý, được những bác sĩ giỏi khám chữa cho thú cưng của mình.

Quý khách có nhu cầu, vui lòng liên hệ: 

Rất hân hạnh được đón tiếp!

dat-lich-ngay

 
Bài trước Bài sau
Bài viết liên quan:
Bài viết xem nhiều: