Điều Trị Sỏi Tiết Niệu Ở Chó Mèo

điều trị sỏi tiết niệu ở chó mèo

Điều trị sỏi tiết niệu ở chó mèo không không phải là 1 công việc đơn giản. Nó rất phúc tạp và đồi hỏi có sự lâu dài. Tùy vào vị trí sỏi, kích thước sỏi, thành phần hóa học của sỏi… mà bác sĩ thú y sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Bài viết này của đội ngũ chuyên gia PetHealth sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Điều trị sỏi tiết niệu ở chó mèo

Dưới đây là 1 phác đồ điều trị nội khoa sỏi tiết niệu đã được các bác sĩ thú y áp dụng tại PetHealth:

-Thuốc giảm đau, an thần tác động đến hệ thần kinh trung ương. Sử dụng trong trường hợp thú cưng có dấu hiệu đau quặn vùng thắt lưng. Tuỳ thuộc vào mức độ đau mà có thể chọn một trong các loại thuốc sau: ketoprofen, diazepam. -Uống nước: Cho thú cưng uống nước để nước nhiều. Giúp khả năng đẩy sỏi ra ngoài cao. Thêm muối vào nước uống và thức ăn để chó uống nhiều nước hơn. -Thuốc kháng sinh:  Dùng khi chó có các dấu hiệu của viêm thận, viêm bàng quang. Khi nước tiểu có bạch cầu thấp hay cao. Nhiều bạch cầu thì mới sử dụng một trong những loại kháng sinh có tác dụng trên đường tiết niệu: như nhóm cephalo, nhóm quinolon. Kháng sinh gây độc trên thận (như nhóm aminoside) tuyệt đối không được sử dụng. -Thuốc chống co thắt, gây giãn cơ trơn, giãn niệu quản: Spasfon. -Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Khẩu phần ăn ít đạm, ít khoáng… Không cho ăn nội tạng (gan, thận, huyết), xương. Không cho chó ăn rau, cải (trừ cà rốt) vì có nhiều Oxalate. Không cho ăn cho ăn lúa: vì làm kết tụ calci. -Sử dụng thuốc bào mòn và làm tan sỏi. Thuốc này cần phải sử dụng lâu dài mới thấy được hiệu quả. Cần tái khám siêu âm lại theo định kỳ và khi sỏi đã thực sự hết thì 6 tháng vẫn phải duy trì thuốc lại  1 tháng để chống tình trạng tái lập sạn mới. -Các thuốc có thể sử dụng: Amonium chloride trong sỏi struvite, Allopurinol trong sỏi urate, Methionine trong sỏi struvite. Phải hết sức thận trọng khi dùng thuốc lợi tiểu trong trường hợp bí tiểu, dễ dẫn đến nguy cơ vỡ bàng quang.

Xem thêm: Bệnh Brucella

Phẫu thuật lấy sỏi tiết niệu ở chó mèo

Phải tiến hành phẫu thuật cho thú cưng ngay khi thấy bí tiểu trên 24h. Vùng bụng, bàng quang căng cứng, đau và việc thông tiểu thất bại. Các kết quả siêu âm, x-quang đều thấy sỏi…

Những ca phẫu thuật này tương đối khó và mất nhiều thời gian, đặc biệt là với chó đực. Tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật phụ thuộc vào việc phát hiện bệnh nhanh hay chậm của chủ nuôi.

Nếu phát hiện muộn, chó mèo bị nhiễm Ure huyết nặng, chức năng thận đã quá suy giảm hoặc bàng quang đã giãn quá mức không còn khả năng hồi phục thì việc phẫu thuật sẽ gần như không có tác dụng.

  • Khi giải phẫu phải chú ý điều kiện vô trùng, thể trạng chó. Dùng kháng sinh để chống nhiễm trùng. Sau khi gây mê, mở ổ bụng phần thấp. Đưa bàng quang ra ngoài đặt lên vải gạc ướt, nhỏ nước sinh lý thường xuyên, tránh khô.
  • Chọc lấy nước tiểu, không để nước tiểu chảy vào ổ bụng gây nguy cơ nhiễm trùng, ngộ độc ure. Hứng bàng quang trên vải gạc để tránh sạn bùn rơi vào ổ bụng. Sau đó lấy hết sỏi, không để sót.

Điều Trị Sỏi Tiết Niệu Ở Chó Mèo 01

Điều trị sỏi tiết niệu ở chó mèo

Tỷ lệ thành công khi điều trị sỏi tiết niệu ở chó mèo phụ thuộc rất nhiều vào việc phát hiện bệnh sớm hay muộn của chủ nuôi!

Câu chuyện của bác sĩ phẫu thuật

Trưởng khoa phẫu thuật tại PetHealth – bác sĩ thú y Đinh Xuân Quỳnh chia sẻ với chúng tôi về 1 ca phẫu thuật sỏi tiết niệu mà anh vẫn nhớ mãi. Đó là những năm 2013, trong 1 ca trực đêm, có 1 chú chó bị tắc tiểu nghiêm trọng được đưa tới viện.

Lúc đó đã là 3h sáng, phòng chẩn đoán hình ảnh lại tất bật để siêu âm và chụp x-quang cho chú chó tội nghiệp. Còn phòng cấp cứu thì nỗ lực thông tiểu. Nhưng vẫn không có kết quả khả quan.

Và khi có kết quả chẩn đoán hình ảnh, anh đã nhận thấy chú chó bị sỏi tiết niệu. Tình hình lúc này rất nghiêm trọng, vì theo lời chủ nhân thì chú chó này đã bí tiểu, và đau bụng 2 ngày nay.

Nếu không thực hiện phẫu thuật ngay lúc này thì tính mạng của chú chó sẽ bị đe dọa.

Anh thực hiện ca phẫu thuật ngay trong đêm. Sau khi gây mê, anh bắt đầu mở ở bụng và đưa bàng quang ra ngoài.

Hôm đó, anh và các bác sĩ đã lấy ra tới 4 viên sỏi từ cơ thể chú chó tội nghiệp. Cuộc phẫu thuật kéo dài hơn 2h đồng hồ, tuy rất mệt nhưng với anh, đó là 1 ngày tuyệt vời.

Vì sao PetHealth lại điều trị sỏi tiết niệu ở chó mèo thành công cao đến vậy?

1 câu hỏi được khá nhiều bạn đọc hoài nghi. Nói về đội ngũ bác sĩ thú y tại PetHealth, sẽ rất nhiều khách hàng dành tặng những lời khen có cánh cho họ.

100% bác sĩ đang công tác tại viện đều được đào tạo bài bản tại các trường đại học, các khoa thú y trong nước và nước ngoài. Những bác sĩ trưởng khoa có kinh nghiệm tới 14 năm trong nghề. Từng tận tay cứu chữa nhiều ca bệnh hiểm nghèo.

Ngoài ra, trang thiết bị cũng là 1 điểm mạnh của PetHealth. Chỉ riêng đội ngũ bác sĩ thôi thì chưa đủ. Còn cần những thiết bị hỗ trợ tốt cho việc điều trị nữa.

Nắm bắt được điều này, PetHealth luôn đầu tư những trang thiết bị hiện đại để phục vụ thật tốt cho việc khám chữa. Có thể kể đến như máy siêu âm màu 4d, máy X-quang chuyên dụng, phòng xét nghiệm đầu tiên tại miền Bắc…

Vậy mới nói rằng, PetHealth luôn có duyên với những căn bệnh hiểm nghèo.

Trên đây là những chia sẻ từ đội ngũ chuyên gia PetHealth. Chúng tôi hi vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc thú cưng!

Xin chân thành cảm ơn!
Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:
Tổng đài: 1900 299 982
Đặt lịch khám: https://pethealth.vn/dat-lich/ 
Rất hân hạnh được đón tiếp!

> Xem thêm các chương trình khuyến mãi tại Bệnh viện thú y PetHealth
Bài viết liên quan:
Bài viết xem nhiều: