Phòng Tránh Sỏi Tiết Niệu Ở Chó Mèo: Chia Sẻ Từ Chuyên Gia Pethealth
- Người viết: Pet Health lúc
- Các loại bệnh
Phòng tránh sỏi tiết niệu ở chó mèo là điều tất cả mọi chủ nuôi nên biết. Hãy nghĩ đến những hậu quả của nó gây ra. Tuy nhiên, không quá khó để phòng tránh được căn bệnh này. Bài viết này của đội ngũ chuyên gia PetHealth sẽ giúp bạn hiểu rõ phương pháp này!
Phòng tránh sỏi tiết niệu ở chó mèo
Sỏi tiết niệu ở chó mèo là một bệnh thường gặp. Và có khả năng hay tái phát tại đường tiết niệu do sự kết thạch của một số thành phần trong nước tiểu ở điều kiện lý hóa nhất định.
Bệnh có thể phòng ngừa được nếu thực hiện các biện pháp chủ yếu cơ bản nhằm hạn chế những yếu tố nguy cơ gây nên sỏi:
- Cho thú cưng uống đủ nước hàng ngày. Nhất là khi thời tiết quá nóng bức và khi chó mèo vừa vận động.
- Hạn chế cho chó mèo ăn những loại thức ăn công nghiệp. Với cách sản xuất thức ăn theo kiểu công nghiệp, người ta sẽ nghiền bột xương.
- Thức ăn sẽ có rất nhiều khoáng. Do đó bạn cần xem kỹ thành phần khi chọn thức ăn cho chó, mèo. Thành phần phụ phẩm lò giết mổ càng nhiều thì xương càng nhiều.
- Cho chó mèo ăn thật nhạt. Chỉ cần 1 chút gia vị để kích thích vị giác.
- Cũng tuyệt đối không cho thú cưng nhịn khát và nhịn tiểu quá lâu.
- Đối với thú cưng đã già, cũng không nên cho chúng ăn quá nhiều canxi.
- Nên triệt sản để hạn chế tình trạng viêm nhiễm đường tiểu. Đây là một trong những nguyên nhân dễ hình thành sỏi tiết niệu.
Xem thêm: Bệnh sảy thai truyền nhiễm
Phòng tránh sỏi tiết niệu ở chó mèo
Hạn chế cho thú cưng ăn những thức ăn công nghiệp, uống nhiều nước và ăn nhạt là phương pháp phòng tránh sỏi tiết niệu ở chó mèo hiệu quả nhất!
Yếu tố thúc đẩy hình thành sỏi tiết niệu ở chó mèo
Như đã trình bày ở bài viết trước, tùy thuộc vào loại sỏi và loài vật mắc bệnh, sẽ có những yếu tố liên quan khác nhau dẫn tới bệnh sỏi tiết niệu ở chó mèo.
Độ acid của nước tiểu (dựa vào độ pH): sỏi khoáng được hình thành trong nước tiểu có độ pH kiềm. Thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành những tinh thể sỏi này. Bình thường, nước tiểu của chó, mèo có tính acid (pH < 7). Có một số thức ăn làm cho nước tiểu trở nên kiềm tính và như thế tạo cơ hội thuận lợi cho việc hình thành sỏi khoáng. Nếu con vật uống ít nước, nước tiểu sẽ đặc hơn và các khoáng chất trong nước tiểu sẽ kết dính hơn. Nên việc cho chó, mèo uống nước (nhằm pha loãng nước tiểu) là một trong những yếu tố quan trọng. Nước tiểu bình thường vô trùng, nhưng khi nhiễm trùng, các vi khuẩn hiện diện sẽ làm tăng pH nước tiểu là tăng nguy cơ thành sỏi khoáng.
Các giống chó mèo dễ bị sỏi tiết niệu
- Mèo đực thiến (giống nào cũng có thể bị)
- Chó đực và chó cái ít vận động, được ôm, ẵm suốt ngày. Giống dễ bị bệnh: Cocker, Dalmatian.
Phòng tránh sỏi tiết niệu ở chó mèo
Chăm sóc sau điều trị sỏi tiết niệu
- Đối với thú cưng vừa trải qua phẫu thuật thì cần phải duy trì chế độ ăn bằng thức ăn Urinary một thời gian sau đó . Việc này để tránh tình trạng lắng đọng sỏi mới và giúp làm tan những sỏi nhỏ ở thận, ở cầu quản thận mà phẫu thuật không thể lấy ra hết.
- Định kỳ chủ nhân cứ 6 tháng tái khám 1 lần, siêu âm để kiểm tra sỏi cho thú cưng
- Với chó mèo trên 4 năm tuổi, bạn cũng nên định kỳ 6 tháng kiểm tra sức khỏe chó mèo 1 lần. Bởi đây là bệnh khá khó khăn trong việc điều trị.
- Khi mới phẫu thuật xong, bạn chú ý không nên chó thú cưng vận động mạnh. Sẽ ảnh hưởng đến vết khâu.
Xem thêm: Bệnh Brucella
Trên đây là những chia sẻ từ đội ngũ chuyên gia PetHealth. Hi vọng bài viết sẽ giúp cho bạn có thêm kinh nghiệm trong quá trình nuôi dạy thú cưng.
Hệ thống phòng khám: https://pethealth.vn/pages/he-thong-benh-vien-thu-y-pethealth
Tổng đài: 1900 299 982
> Xem thêm các chương trình khuyến mãi tại Bệnh viện thú y PetHealth