Quy Trình Thực Hiện Một Ca Pet Sinh Tại Pethealth
- Người viết: Pet Health lúc
- Các loại bệnh
Tiếp nhận hồ sơ của pet mẹ, khám lâm sàng
> Siêu âm thai miễn phí cho pet cưng
Đón nhận một ca theo dõi sinh, việc quan trọng đầu tiên là kiểm tra sức khỏe tổng quát cho chó mẹ để biết cô chó có đủ sức khỏe để trải qua cuộc “vượt cạn” an toàn hay không
- Cân nặng, nhịp tim, âm phổi, lịch Vacxin, lịch tẩy giun, tình trạng ăn uống, đi vệ sinh.
- Tiền sử Bệnh lý trên cơ quan sinh sản, Bệnh tryền nhiễm, Bệnh tim mạch, thần kinh, miễn dịch…
- Lần đẻ thứ bao nhiêu? Ngày phối là ngày nào?
Chỉ định cận lâm sàng
Với y khoa hiện đại thì cận lâm sàng là “con mắt thần” của bác sĩ, giúp bác sĩ hiểu rõ các vấn đề nội khoa, sinh lý, bệnh lý…. Tùy thuộc vào sức khỏe của pet mẹ và tình trạng thực tế, bác sĩ sẽ chỉ định các kỹ thuật cận lâm sàng khác nhau
- Siêu âm thai: xác định số lượng thai, tần số tim thai, nhau thai, nước ối, sàng lọc bệnh lý bẩm sinh của pet sơ sinh
- Xét nghiệm máu: Sinh lý máu, chức năng gan, chức năng thận
- Xét nghiệm nước tiểu: kiểm tra bất thường hệ niệu sinh dục
Tiên lượng và kế hoạch xử trí
Chủ nuôi thú cưng sẽ được tư vấn đầy đủ các yếu tố tiên lượng và các kế hoạch xử trí. Bác sĩ theo dõi pet mẹ suốt quá trình đẻ và lựa chọn các phương pháp xử trí theo tình hình thực tế.
- Các yếu tố đẻ thường:
+ Thai đủ ngày (60-62 ngày)
+ Ra dịch âm hộ 2-3 tiếng là phải đẻ được pet sơ sinh đầu tiên
+ Nếu tử cung gò mạnh và liên tục thì tối đa 30 phút phải sinh bé tiếp theo
+ Tự sinh thường thì sau 12 tiếng phải sinh hết con
Nếu bất cứ dấu hiệu nào trong các dấu hiệu trên không đạt được thì phải chuyển sang giải pháp can thiệp
- Can thiệp bằng thuốc kích đẻ
- Can thiệp bằng mổ lấy thai
Kết thúc ca sinh
Tùy vào biện pháp xử trí đẻ mà thựa hiện biện pháp hộ lý kết thúc sinh
- Đẻ thường: làm vệ sinh cho pet mẹ, cho ăn uống bất cứ khi nào chó mẹ muốn, cho pet sơ sinh tiếp xúc và bú mẹ luôn ngay khi ra đời
- Đẻ hỗ trợ thuốc và đẻ mổ: làm vệ sinh chó mẹ, truyền dịch trợ sức nếu cần, đợi chó mẹ tỉnh mê hoàn toàn mới cho tiếp xúc chó con, chó con ban đầu được đưa vào lồng ấp để ổn định các chỉ số sinh tồn
- Đối với chó con: đánh dấu chó con bằng đặc điểm riêng hoặc dây vải màu, cân chó con để bắt đầu theo dõi y tế cho từng con riêng biệt.
Ra về
Chúng tôi vô cùng hạnh phúc trong giây phút chuẩn bị đưa đàn pet mới khỏe mạnh về nhà với chủ và không quên những dặn dò cho lần kiểm tra y tế tiếp theo:
- Tiêm hậu phẫu pet mẹ nếu có
- Lịch cắt chỉ nếu có
- Hẹn lịch cân, tẩy giun, tiêm vacxin cho chó con
Bác sĩ thú y PetHealth luôn sẵn sàng hỗ trợ những ca sinh nở trong các hoàn cảnh khác nhau để người nuôi thú cưng cảm thấy yên tâm và không bối rối trước những tình huống bất ngờ.
> Xem thêm các chương trình khuyến mãi tại Bệnh Viện Thú Y PetHealth