Giảm Bạch Cầu Ở Mèo: Nguyên Nhân Gây Bệnh
- Người viết: Pet Health lúc
- Các loại bệnh
Giảm bạch cầu ở mèo là câu hỏi được nhiều người nuôi mèo thắc mắc. Bởi họ thấy rằng nhiều khi mèo không ra khỏi nhà nhưng vẫn nhiễm bệnh. Bài viết này của đội ngũ chuyên gia PetHealth sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
Virus FPV – Nguyên nhân gây bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Bệnh được gây ra bởi virus có tên là Feline Panleukopenia Virus (FPV). Là 1 căn bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm, lây lan cực nhanh và gây chết rất nhiều mèo.
- Do mèo bị mắc các độc tố, virus bạch cầu nên cơ thể sản sinh ra những khối u ác tính.
- Virus bạch cầu có sức đề kháng cao với các chất sát trùng, chloroform, acid và chịu được độ nóng tới 56 độ trong 30 phút. Virus sống trong nhân tế bào của vật chủ, sản sinh nhanh khiến cho bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu cũng rất nhanh chóng.
- Với sức sống mãnh liệt như vậy, virus có khả năng tồn tại rất tốt trong môi trường. Chúng có thể bám vào các đồ chơi, đồ ăn, nước uống của mèo và xâm nhập qua đường miệng. Thậm chí con người cũng là nguyên nhân gây bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Do virus bám trên quần áo, tây chân sẽ lây sang mèo qua quá trình vuốt ve, ôm ấp.
- FPV lây truyền qua đường miệng chỉ trong vòng 24h giờ. Virus sẽ xuất hiện trong máu, xâm nhập vào các tế bào lympho, tấn công hàng rào miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt chúng làm suy giảm bạch cầu, phá hủy niêm mạc ruột gây nên những triệu chứng rất đặc trưng của bệnh.
- Tất cả các loài vật thuộc họ Mèo (Felidae) đều mắc bệnh và mang virus làm lây lan, bùng phát các ổ dịch lớn.
- Đặc biệt là mèo hoang, mèo không rõ nguồn gốc, mèo nuôi thả rông. Vận chuyển và buôn bán mèo không có miễn dịch tốt là nguy cơ lây lan bệnh rất cao.
- Những nơi giết mổ, chất thải và phủ tạng mèo cũng là nguyên nhân gây ra bệnh.
Cách chẩn đoán bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Có 3 cách chẩn đoán bệnh phổ biến như sau:
Chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng
Với phương pháp này, bạn có thể thực hiện được tại nhà. Vì bệnh giảm bạch cầu ở mèo có các biểu hiện rất đặc trưng như bỏ ăn, mệt mỏi, ủ rũ, nôn mửa, tiêu chảy… Tuy vậy, bệnh có thể bị nhầm lẫn với 1 số bệnh khác như nhiễm trùng FeLV, Salmonellosis, và thủng ruột. Nên để chính xác nhất, bạn nên đưa mèo tới bác sĩ. Bác sĩ thú y sẽ xem xét tiền sử các bệnh trước đó mèo nhà bạn mắc phải. Khám lâm sàng để kiểm tra sốt, mất nước và mức độ đau bụng của con vật. Cùng với các triệu chứng để chẩn đoán xem mèo có bị mắc bệnh giảm bạch cầu hay không.
Mời bạn tham khảo thêm: Triệu chứng của bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Chẩn đoán dựa trên bộ Test kit FPV
Việc sử dụng bộ test FPV được sử dụng rất rộng rãi. Bạn có thể tự làm tại nhà với bộ test này. Tuy nhiên, khi mèo của bạn mới được tiêm phòng thì bộ test có thể cho ra kết quả không chính xác.
Xét nghiệm máu
Việc xét nghiệm máu có thể cho ra 1 kết quả chính xác, thông qua việc xem xét số lượng bạch cầu. Nếu mèo bị mắc bệnh thì số lượng bạch cầu sẽ sụt giảm nghiêm trọng. Cũng có 1 vài trường hợp mèo sẽ bị giảm cả số lượng tiểu cầu khi mắc bệnh.
Với những thiết bị chuyên dụng và kinh nghiệm trong nghề, bác sĩ thú y sẽ đưa ra những chẩn đoán chính xác hơn so với việc tự làm tại nhà.
Phương pháp điều trị bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Hiện nay, căn bệnh thế kỷ của mèo này không có thuốc đặc trị. Mèo bị mắc bệnh cần phải được điều trị tích cực bằng các biện pháp chuyên môn. Nếu không căn bệnh có thể quật ngã mèo trong vòng chưa đến 24 tiếng đồng hồ.
Hãy lựa chọn 1 cơ sở thú y uy tín để đưa mèo cưng tới khám chữa. Càng làm sớm bao nhiêu thì cơ hội cứu sống mèo càng cao bấy nhiêu. Tuyệt đối không nên để mèo 1 mình và để chúng tự chăm sóc.
Trên đây là những kinh nghiệm được chia sẻ từ đội ngũ chuyên gia PetHealth. Chúng tôi hi vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc mèo cưng.
> Xem thêm các chương trình khuyến mãi tại Bệnh viện thú y PetHealth