Nguyên Nhân Chính Gây Bệnh Parvo Ở Chó

Nguyên nhân chính gây bệnh Parvo ở chó

Nguyên nhân chính gây bệnh Parvo ở chó là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Do bệnh có tính chất đặc biệt nguy hiểm, có thể cướp đi sinh mạng chú chó của bạn chỉ trong vài tiếng đồng hồ. Nên việc tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh để phòng tránh là kiến thức cần có cho mỗi người chủ nuôi. Bài viết này của đội ngũ PetHealth sẽ giúp bạn tìm hiểu điều này!

Parvo Virus – Nguyên nhân chính gây bệnh Parvo ở chó

  • Virus này có tên khoa học là Canine Parvovirus (CPV). Bệnh lần đầu tiên được phát hiện là vào năm 1978. Từ đó đến nay, Parvovirus đã đột biến thành 2 chủng virus khác là CPV-2a và CPV-2b. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện tại 3 nước Tây Ban Nha, Italia và Việt Nam 1 chủng virus mới là CPV-2c. Nhưng chủng virus gây bệnh Parvo ở chó phổ biến nhất trên thế giới là chủng CPV-2b.
  • Virus nằm trong họ Parvoviridea và thuộc tuýp 2.
  • Virus có tính hướng tế bào niêm mạc đường tiêu hóa và các tế bào thuộc hệ thống miễn dịch của cơ thể. Do đó khi xâm nhập vào cơ thể, virus sẽ tàn phá đường tiêu hóa của chó rất nhanh chóng và làm giảm số lượng bạch cầu trong cơ thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch. Đó là cơ hội tốt cho các vi khuẩn bội nhiễm xâm nhập.
  • Virus gây nên các biểu hiện rất đặc trưng của bệnh là viêm dạ dày – xuất huyết ruột.

Xem thêm: Dấu hiệu bệnh care

nguyên nhân chính gây bệnh parvo ở chó 01

Bệnh Parvo lây từ chó ốm sang chó khỏe

Mời bạn tham khảo thêm: 3 triệu chứng của bệnh Parvo ở chó

Nguyên nhân lây nhiễm bệnh Parvo trực tiếp

  • Lây từ chó ốm sang chó khỏe thông qua tiếp xúc
  • Nếu tiếp xúc với chó ốm càng nhiều thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao

Nguyên Nhân Chính Gây Bệnh Parvo gián tiếp

  • Virus gây bệnh parvo ở chó có sự sống rất mãnh liệt. Chúng có thể tồn tại trong môi trường ánh sáng tự nhiên 5 tháng và trong môi trường bóng tối lên tới 7 tháng hoặc hơn thế nữa. Phân thải chứa virus sẽ được sẽ côn trùng, chim chóc, các sinh vật gặm nhấm phát tán vào tự nhiên. Chó vô tình tiếp xúc sẽ bị nhiễm bệnh.
  • Virus cũng bám vào thức ăn, nước uống. Nếu chó ăn phải, chúng sẽ xâm nhập vào hệ tiêu hóa. Sau đó thông qua đường máu để gây bệnh.
  • Người cũng là 1 nguyên nhân gây ra bệnh Parvo ở chó. Virus có thể bám trên quần áo, thân thể con người. Qua quá trình vuốt ve, ôm ấp, virus sẽ xâm nhập vào cơ thể chó. Đó là lý do vì sao mà nhiều chú chó không hề ra khỏi nhà nhưng vẫn bị mắc bệnh.

Độ tuổi dễ bị mắc bệnh Parvo nhất

  • Chó non có độ tuổi từ 1-6 tháng tuổi có tỷ lệ mắc bệnh Parvo cao nhất. Tỷ lệ chết có khi lên tới 100% khi bị mắc bệnh
  • Những chó trên 1 năm tuổi vẫn có khả năng mắc bệnh nhưng tỷ lệ mắc sẽ thấp hơn
  • Tất cả mọi giống chó đều có thể bị lây nhiễm Parvo. Tuy nhiên, do cơ địa của từng giống chó là khác nhau, nên sẽ có 1 vài giống dễ bị mắc bệnh Parvo hơn so với các giống khác. Điển hình như các giống: chó Ngao, Pinschers Đức…

nguyên nhân chính gây bệnh parvo ở chó con

Chó non rất dễ bị nhiễm bệnh Parvo

Phương pháp điều trị bệnh Parvo ở chó

Tính đến thời điểm hiện tại thì bệnh Parvo chưa hề có thuốc điều trị đặc hiệu. Quá trình điều trị bệnh chỉ phụ thuộc vào sức sống và sức chống chọi của chó. Tuy nhiên, bác sĩ thú y cũng đóng góp 1 phần quan trọng vào việc này. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với từng chú chó. Nguyên lý để chữa trị bệnh parvo ở chó là bổ sung nước và các chất điện giải đã mất do quá trình tiêu chảy. Đồng thời tăng cường sức đề kháng cho chó và ngăn chặn các vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng kế phát. Đây là quá trình mà bạn tuyệt đối không được làm tại nhà. Vì chỉ cần dùng sai thuốc hay quá liều cũng có thể dẫn đến hậu quả xấu. Hãy nên đưa chó tới những cơ sở thú y uy tín, kinh nghiệm và có những kỹ thuật chữa bệnh Parvo và tìm ra được nguyên nhân chính gây bệnh Parvo ở chó thật sự hiệu quả.

Xin chân thành cảm ơn!

Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:  

Tổng đài: 1900 299 982
Đặt lịch khám: https://pethealth.vn/dat-lich/ 
Rất hân hạnh được đón tiếp!

> Xem thêm các chương trình khuyến mãi tại Bệnh viện thú y PetHealth

Bài trước Bài sau
Bài viết liên quan:
Bài viết xem nhiều: