Chó Bỏ Ăn: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
- Người viết: Pet Health lúc
- Các loại bệnh
Với những người nuôi chó, khi thấy chú chó của mình đang vui vẻ khỏe mạnh bỗng 1 ngày chó đột nhiên bỏ ăn, không ăn uống gì nhiều là 1 điều hết sức lo lắng. Việc chó bỏ ăn là 1 trong những dấu hiệu báo trước những vấn đề sức khỏe của chó. Vậy nguyên nhân của hiện tượng chó bỏ ăn là do đâu? Chó bỏ ăn, chó biếng ăn phải làm sao? Bài viết này, PetHealth sẽ giúp bạn hiểu rõ được điều đó.
Nguyên nhân và cách điều trị chó bỏ ăn ra sao?
1. Nguyên nhân chó bỏ ăn
“Thông thường, mọi chú chó đều có thể có chứng biếng ăn. Bất kể tuổi tác tác của chúng, dù là già hay là trẻ. Tuy nhiên việc chó bỏ ăn thường có 2 nguyên nhân chủ yếu là do bệnh lý hoặc do thói quen.” (Nguyễn Văn Hải – BS. Chuyên khoa ngoại trú Bệnh viện thú y Pethealth)
1.1. Chó bỏ ăn do thói quen
Chó là 1 loài động vật rất thông minh, chúng biết được thức ăn nào là thức ăn ngon, thức ăn nào không. Nhiều chú chó bình thường không quan tâm tới thức ăn hàng ngày lắm. Cho gì chúng ăn nấy, kể cả thức ăn có không ngon chúng vẫn ăn 1 cách ngon lành. Nhưng có những chú chó dù có cho thịt cá, xúc xích ê chề thì chúng vẫn không động đến.
Vậy nguyên nhân do đâu? Tại sao chó bỏ ăn? Chó bỏ ăn là bệnh gì? Đó là do từ bạn. Do bạn đã quá nuông chiều chú chó của mình.
Bạn hay thay đổi khẩu phần ăn của chúng, cho chúng ăn nhiều bữa ăn ngon, rồi đột nhiên lại quay trở về bữa ăn như hàng ngày khiến cho chó bỏ ăn. Hoặc cũng vẫn có thể là chúng vẫn sẽ ăn, nhưng chỉ ăn thức ăn và bỏ cơm lại. Và lâu dần sẽ hình thành 1 thói quen biếng ăn.
Chó bỏ ăn trong trường hợp này là quá bình thường. Chúng ta chỉ cần thay đổi và cân bằng khẩu phần ăn, bớt nuông chiều các bé lại là có thể điều chỉnh được thói quen này.
Chiều chuộng quá cũng khiến chó dễ chán ăn khi đột ngột đổi khẩu phần ăn
1.2. Do tâm lý
Một nguyên nhân khác nữa khiến chó bỏ ăn mệt mỏi là do chó gặp những cú sốc tâm lý. Chẳng hạn như chủ bị tai nạn, qua đời, chó mẹ bị mất con,… khiến chúng bị buồn chán và bỏ ăn.
1.3. Chó bỏ ăn do bệnh lý
Ngoài nguyên nhân do thói quen, do mệt mỏi hay bị sốc tâm lý thì chó bỏ ăn còn có nguyên nhân do bệnh lý. Kinh nghiệm từ những người nuôi chó sẽ nghĩ tới 2 nguyên nhân sau.
a. Do bị giun sán
Giun sán có thể là nguyên nhân khiến các bé cún bỏ ăn. Tuy nhiên, nguyên nhân này lại rất hiếm gặp, đặc biệt là ở chó to. Bởi thông thường, trường hợp này xảy ra ở những chú chó con 2 tháng tuổi. Nếu lâu rồi bạn chưa tẩy giun cho chó, hãy tẩy cho chúng để chúng tìm lại được cảm giác ăn uống ngon miệng.
b. Do răng miệng
Khi thắc mắc tại sao chó bỏ ăn, người ta cũng nghĩ đến do răng miệng yếu nên chó không ăn được. Nếu nghi ngờ nguyên nhân này, bạn hãy đổi sang thức ăn mềm cho chó.
c. Do đang trong quá trình phục hồi sức khỏe
Một số chú chó sẽ có biểu hiện biếng ăn, chán ăn sau khi trải qua một cuộc phẫu thuật, 1 vết thương,... Trường hợp này cũng không cần quá lo lắng, vì biểu hiện này là bình thường. Các chú chó đang trong quá trình phục hồi và chưa thể ăn uống bình thường được.
d. Nguyên nhân khác
Nếu đã loại trừ được 2 nguyên nhân trên, bạn vẫn chưa biết tại sao chó bỏ ăn thì bạn nên đưa chúng đến bác sĩ thú y khám để được điều trị kịp thời. Nếu để lâu có thể sẽ dẫn đến nguy hiểm cho chó cưng của bạn.
Chó bỏ ăn có nhiều nguyên nhân khác nhau
Chó nhà bạn bỏ ăn? Đăng ký khám tổng quát MIỄN PHÍ tại đây để biết nguyên nhân.
“Chó bỏ ăn” cũng đi kèm nhiều biểu hiện khác nhau và ở mỗi trường hợp, những biểu hiện này cũng có thể do một số nguyên nhân và bệnh lý nhất định. Dưới đây, PetHealth xin đưa ra một số biểu hiện thường gặp và nguyên nhân.
3. Biểu hiện chó bỏ ăn
Chó bỏ ăn có thể được biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau. Chúng ta có thể nhận biết thông qua quan sát hoạt động thường ngày của chúng. Nếu có sự bất thường thì chắc chắn chúng đang không được khỏe rồi đấy.
3.1. Chó bỏ ăn chỉ uống nước
Bỗng một ngày bạn nhận thấy sự thay đổi từ chú chó thân yêu của mình. Chó không ăn mà chỉ uống nước nhiều thì có thể có 02 lý do sau:
Bị bệnh giun: Thường chỉ gặp với những chú chó dưới 2 tháng tuổi. Còn những chú chó trưởng thành sẽ rất ít.
Bị đau răng: Răng bị đau cũng có thể khiến cho chó bỏ ăn chỉ uống nước. Do vậy bạn hãy kiểm tra ngay hàm răng của chúng để có kết quả nhé.
Nguyên nhân khác: Thời tiết thay đổi, quá nóng gây chán ăn chỉ muốn uống nước; bị mắc một bệnh lý nào đó chưa xác định;...
3.2. Chó biếng ăn mệt mỏi
Khi chó biếng ăn kèm theo biểu hiện mệt mỏi thì rất có thể nó đang bị ốm rồi đấy. Thường chủ sẽ nghĩ chắc bị giun nhưng thực ra lại không phải. Bệnh giun sẽ chỉ gặp ở chó dưới 2 tháng tuổi còn chó lớn thì gần như không. Có thể, tỷ lệ rất nhỏ là chúng đang bị đau răng.
Nhưng đa số chó biếng ăn mệt mỏi, đặc biệt là biểu hiện chó bỏ ăn mệt mỏi nằm một chỗ có thể là do bị bệnh lý nào đó, nhiệt độ thay đổi,… Ngoài ra còn có hiện tượng chó bị nôn bỏ ăn nữa. Khi đó, bạn hãy đưa chúng đến bác sĩ để thăm khám kịp thời và chăm sóc đúng cách.
3.3. Chó bỏ ăn, nôn, tiêu chảy
Khi chúng gặp những biểu hiện như nôn, tiêu chảy, đi vệ sinh khó khăn cộng với việc biếng ăn thì chắc chắn chúng đã ốm thật rồi. Rất có thể đang mang trong mình một số bệnh nguy hiểm như: nhiễm trùng đường tiêu hóa, loét dạ dày, các bệnh về gan. Thậm chí, cũng có thể là đang mắc các bệnh mang án tử như bệnh Parvo, bệnh Care hay nhiễm ký sinh trùng máu.
Chó bỏ ăn kèm theo các biểu hiện khác như nôn, tiêu chảy, mệt mỏi,... nên thăm khám để xác định nguyên nhân
4. Chó bỏ ăn phải làm sao
Khi thấy chó bỏ ăn, biếng ăn thì bất kỳ người chủ nào cũng có tâm lý chung là lo lắng. Vậy chó con bỏ ăn, chó biếng ăn phải làm sao? Dưới đây là một số cách khắc phục cho từng trường hợp mà bạn có thể tham khảo.
4.1. Cách khắc phục tình trạng chó bỏ ăn do thói quen
Nếu chó nhà bạn biếng ăn do thói quen, hãy áp dụng những cách sau:
Đưa chó tới các bệnh viện thú y để kích thích cảm giác ăn ngon bằng thuốc Catosal.
Tạo thói quen tốt cho chó bằng cách để 1 bữa ăn chỉ kéo dài trong khoảng 10-20p. Nếu chó ăn quá thời gian trên, bạn hãy cất hết thức ăn đi. Làm như vậy sẽ giúp chó hiểu rằng, chúng chỉ được phép ăn trong thời gian đấy. Từ đó giúp tăng hiệu suất ăn uống.
Bố trí cho chó 1 không gian yên tĩnh, tránh làm phiền bởi các con vật khác và ăn uống đúng giờ đúng chỗ.
Bạn cũng không nên thay đổi đột ngột loại thức ăn của chó. Ví dụ như từ thức ăn ướt sang khô, hãng này sang hãng khác… Nếu bạn muốn thay đổi vì loại thức ăn của cún hiện tại không ngon và không đáp ứng đủ yêu cầu dinh dưỡng thì bạn hãy thay đổi từ từ. Cho từng chút 1 thức ăn mới vào khẩu phần ăn hàng ngày cho đến khi nào cún ăn được hoàn toàn thức ăn mới.
4.2. Cách khắc phục chó bỏ ăn do bệnh lý
a. Chó đang trong quá trình hồi phục sức khỏe
Đối với những chú chó đang trong quá trình hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật và điều trị thì bạn cũng không nên ép chúng phải ăn. Bạn hãy tuân thủ những yêu cầu sau phẫu thuật, điều trị của các bác sĩ. Đồng thời, hãy kiên nhẫn và bình tĩnh với chúng bạn nhé.
Bạn có thể dùng gel dinh dưỡng có bán tại nhiều cửa hàng thú cưng để hỗ trợ chó trong giai đoạn này. Chỉ cần dùng 2 lần mỗi ngày là đã giúp chó có đủ dinh dưỡng cho 1 ngày. Và điều cần thiết là bạn phải xác định được khẩu phần ăn của chó. Bạn có thể áp dụng cách sau:
Buổi 1 ngày 1: lấy 100gram thức ăn và cho chó ăn. Nếu chó không ăn, ngửi và bỏ đi, bạn hãy đổ thức ăn đi
Buổi 2 ngày 1: lấy 50 gram thức ăn và cho chó ăn. Nếu chó tiếp tự không ăn,đổ thức ăn đi và buổi sau bạn tiếp tục giảm 50% khẩu phần. Nếu chó ăn, hãy đánh giá mức độ thèm ăn của chúng:
– Rất thòm thèm: hãy giữ đúng khẩu phần ăn này cho ngày hôm sau rồi đánh giá tiếp
– Ăn cũng được, không có gì thú vị trong bữa ăn: vẫn giữ khẩu phần ăn này thêm 1 ngày rồi đánh giá tiếp
b. Nguyên nhân giun sán
Tiến hành tẩy giun cho chó nếu chúng bị biếng ăn do giun sán. Việc loại bỏ giun sán thì chúng sẽ nhanh chóng tìm lại được cảm giác ngon miệng.
c. Nguyên nhân răng miệng
Kiểm tra tình trạng răng miệng của các bạn chó. Nếu do răng đang có vấn đề, bạn hay cho chúng ăn thức ăn mềm. Sau khi thăm khám, điều trị tình trạng răng miệng thì chúng sẽ nhanh chóng trở lại bình thường.
Chăm sóc sức khỏe răng miệng để các bạn cún ăn uống ngon miệng
4.3. Cách khắc phục chó bỏ ăn chỉ uống nước
Nếu chú chó của bạn đang bỏ ăn chỉ uống mỗi nước thôi thì bạn nên tìm ra các nguyên nhân khiến chúng không hứng thú với đồ ăn. Nếu bị giun hay đau răng thì bạn khắc phục theo các hướng dẫn ở trên. Còn nếu chó bỏ ăn chỉ uống nước do thời tiết thay đổi (quá nóng) thì bạn nên có kế hoạch chăm sóc và bảo vệ chúng phù hợp nhất.
Trong trường hợp, bạn không chắc chắn được nguyên nhân do đâu, hãy nhờ sự tư vấn của người có chuyên môn.
4.4. Cách trị chó bỏ ăn mệt mỏi nằm một chỗ
Khi bạn đã xác định được chính xác nguyên nhân, biểu hiện của việc chó tự nhiên bỏ ăn nằm mệt mỏi là gì rồi thì sẽ có hướng khắc phục phù hợp.
Đầu tiên bạn nên bổ sung nước, đường glucose hoặc thêm thuốc Catosal để bù nước và bù chất dinh dưỡng. Sau đó cần theo dõi tình trạng sức khỏe từ 3 – 5h. Nếu vẫn thấy chó biếng ăn mệt mỏi thì hãy đưa chúng đi thăm khám. Để đội ngũ bác sĩ chẩn đoán và khắc phục kịp thời.
4.5. Cách trị chó bỏ ăn và nôn
Trường hợp này được đánh giá là tình trạng khẩn cấp và nguy hiểm. Do đó, nếu nhận thấy chó biếng ăn kèm với các triệu chứng nôn, tiêu chảy, mệt mỏi,... bạn nên nhanh chóng đem chó đến cơ sở y tế tin cậy. Các bác sĩ có chuyên môn sẽ chẩn đoán đúng nguyên nhân bỏ ăn và hướng điều trị.
5. Lưu ý quan trọng: Cần phải đổ thức ăn đi khi chó bỏ ăn
Trong tất cả các trường hợp chó bỏ ăn, bạn cần phải đổ thức ăn đi sau mỗi bữa ăn. Nguyên nhân bởi, khi đã trộn thức ăn với hạt, chỉ cần khoảng 4-5h đồng hồ sau đó là thức ăn đã ôi thiu rồi. Đối với thức ăn đã được chế biến thì để cả ngày cũng sẽ không đảm bảo vệ sinh.
Do đó, bạn không nên tiếc thức thức ăn và để lại cho cún bữa sau ăn tiếp. Làm như vậy sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cún. Đôi khi, chỉ là chúng đang chán ăn chỉ do nguyên nhân đơn giản. Nhưng lỡ ăn phải thức ăn ôi thiu thì tình trạng lại trở nên phức tạp hơn.
Thức ăn bị dư sau mỗi bữa cần bỏ đi để đảm bảo sức khỏe cho thú cưng
6. Câu hỏi thường gặp về tình trạng chó bỏ ăn
Có nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề các bạn thú cưng bỏ ăn. Dưới đây là các thắc mắc thường gặp và lời giải đáp.
6.1. Làm sao xác định được nguyên nhân chó bỏ ăn
Khi nhận thấy chó của mình có dấu hiệu chán ăn, bạn hãy thực hiện theo các bước sau để tìm ra nguyên nhân:
Bước 1: Quan sát hành vi của chó
Chú ý quan sát việc biếng ăn ở thú cưng của bạn có kèm các bất thường khác hay không (tham khảo thêm một số biểu hiện ở mục 3 của bài viết).
Bước 2: Kiểm tra chất lượng thức ăn
Bước này xác định để loại bỏ nguyên nhân biếng ăn là do thức ăm, xem có phải do thức ăn quá tệ, hay bất thường khiến các bạn cún không muốn ăn.
Bước 3: Loại bỏ một số lý do thông thường
Có một số lý do chó bị bỏ ăn không quá nguy hiểm như: do thói quen, do tâm lý, thời tiết thay đổi, đau răng,... Bạn kiểm tra và xác định xem chó của bạn có thuộc trường hợp trên không.
Nếu đã loại trừ ở bước 2 và bước 3 mà vẫn khó xác định nguyên nhân chó bị bỏ ăn. Bạn nên đưa chó đi thăm khám để xác định chính xác và có giải pháp phù hợp nhé.
6.2. Có nên ép chó ăn không?
Tâm lý mà bất kì người chủ nào cũng gặp, đó là sợ chó bỏ ăn nó sẽ mệt mỏi và ốm nặng hơn. Nhiều người đã nghĩ đến trường hợp ép chúng ăn.
Nếu chó không thể ăn, bạn cũng có thể thực hiện. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ thú y. Tốt nhất là tìm ra đúng nguyên nhân và điều trị tình trạng bỏ ăn của chúng.
6.3. Chó bỏ ăn bao lâu thì "đáng báo động"?
Một vài trường hợp chó chỉ bỏ ăn 1-2 bữa rồi lại ăn uống bình thường thì chắc nguyên nhân không đáng lo ngại. Nhưng nếu chúng bỏ ăn lâu hơn, trên 3-4 hôm thì đã đến bước lo lắng rồi. Hãy sớm xác định nguyên nhân và khắc phục nhé.
Trên đây là những kinh nghiệm thực tế về tình trạng chó bỏ ăn, nguyên nhân vì sao và cách điều trị cho từng trường hợp cụ thể. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình nuôi dạy chó cưng của mình.
Nếu bạn đang cần một địa chỉ để kiểm tra tình trạng bỏ ăn của thú cưng, hãy tham khảo Bệnh viện thú y PetHealth nhé!
7. Dịch vụ khám tổng quát tại PetHealth
Đến với Bệnh viện thú y PetHealth, pet của bạn sẽ được khám tổng quát miễn phí. Khám tổng quát có thể phát hiện các triệu chứng, các bệnh ngoài da. Nếu chó của bạn bỏ ăn, bạn có thể mang đến PetHealth khám tổng quát trước khi cho bé đi khám chuyên sâu.
Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:
- Đặt lịch hẹn khám qua HOTLINE: 1900 299 982 (24/7)
- Hoặc liên hệ Chi nhánh Pethealth thuận tiện với bạn để tư vấn: https://pethealth.vn/pages/he-thong-benh-vien-thu-y-pethealth
- Website: pethealth.vn
> Xem thêm: Các chương trình khuyến mãi tại Bệnh viện thú y PetHealth