Chó Bị Gãy Chân: Điều Cần Làm Ngay Lập Tức
- Người viết: Pethealth lúc
- Các loại bệnh
Chó là 1 loài động vật rất hiếu động, thích chạy nhảy, vui đùa. Nên những trường hợp chó bị gãy chân do tai nạn trong lúc được chơi đùa ngoài đường là điều không hiếm gặp. Vậy chó bị gãy chân nên làm gì? Đội ngũ PetHealth sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên qua bài viết này.
Chó bị gãy chân phải làm sao?
1. Kiểm tra xem chó bị gãy chân hay không?
Xác định chó có bị gãy chân hay không là bước đầu tiên bạn cần làm để xác định được phương pháp điều trị. Dấu hiệu chó bị gãy chân là gì? Gãy xương thường được chia thành 2 loại:
- Do các tác nhân bên ngoài: ví dụ như bị tai nạn, bị ai đó đá vào, bị cắn…
- Do bệnh lý: ví dụ như 1 chú chó bị loãng xương có thể bị gãy xương khi nhảy từ trên ghế xuống.
Bạn hãy kiểm tra xem chú chó có mình có bị gãy xương thật hay không bằng một vài nhận biết sau:
- Chân của chó có bị biến dạng hay không: như bị cong, dài hoặc ngắn hơn bình thường…
- Chỗ đau có thể kèm sưng đỏ, bong gân…
- Chó đi lại rất khó khăn, không như lúc bình thường, tỏ ra đau đớn khi di chuyển.
Nếu đã xác định được chó bị gãy chân, bạn cần xác định mức độ nghiêm trọng của tổn thương.
2. Kiểm tra chó bị gãy chân bằng chụp X-quang
Chụp X-quang là cách chính xác nhất để xác định mức độ tổn thương. Đồng thời nếu như bạn vẫn chưa xác định được chó có bị gãy chân hay không thì x-quang cũng là 1 phương pháp tối ưu. Vì nhiều khi chó bị gãy xương, nhưng chân không có biến dạng nhiều và không có tổn thương phần mềm như sưng tấy.
Hình ảnh của X-quang sẽ giúp cho các bác sĩ tìm được phương pháp điều trị đúng và việc băng bó sẽ trở nên chuẩn xác hơn. Tuy vậy có đôi khi chụp X-quang cũng không xác định được vị trí xương gãy. Do đó, 1, 2 ngày sau bạn hãy mang chó đi kiểm tra lại các khu vực bị ảnh hưởng.
Kiểm tra chó bị gãy chân bằng chụp X-quang tại PetHealth
3. Cách điều trị chó bị gãy chân
3.1. Chó chỉ bị bong gân
Nếu chó chỉ bị bong gân, sưng tấy thì bạn có thể điều trị tại nhà bằng cách chườm đá và nước nóng. Lưu ý là lúc ban đầu bạn chườm đá để giảm mức độ sưng tấy. Sau đó mới chườm nước nóng để giúp máu lưu thông tốt hơn. Không nên làm ngược lại. Sau đó hãy cho chó nghỉ ngơi, tránh vận động nhiều.
3.2. Nếu chó bị gãy chân
Nếu xác định chó bị gãy chân, bạn hãy bình tĩnh thực hiện theo các bước sau:
Tìm và đeo rọ mõm cho chó của bạn. Việc này rất cần thiết vì lúc sơ cứu có thể bạn sẽ làm chó đau và hoảng sợ. Có nguy cơ là chúng sẽ quay lại cắn bạn.
Xác định chân bị gãy và tìm 2 thanh gỗ rộng dẹt đủ chiều dài chân chó. Đặt 1 miếng bên trong và 1 miếng bên ngoài chân, rồi dùng băng gạc quấn lại. Sau đó hãy nhanh chóng đưa đến bác sĩ thú y. Nếu bạn không tự thực hiện được, hãy đưa chó đến ngay các cơ sở thú y gần nhất để được hỗ trợ.
3.3. Các phương pháp điều trị
Chó bị gãy chân khó tự lành được không? - Câu trả lời là Có. Chó có thể tự lành sau khi bị gãy chân. Tuy nhiên, cần được nắn chỉnh hoặc băng bó đúng cách để không xảy ra các vấn đề về sau.
Khi chó bị gãy chân, bạn hãy tuân thủ phương pháp điều trị tốt nhất được các bác sĩ đưa ra nhé. Sau khi đưa chó đến bác sĩ thú y, qua quá trình chụp X-quang, các bác sĩ sẽ xác định mức độ gãy và đưa ra phương pháp phù hợp nhất. Thông thường sẽ có 2 phương pháp điều trị là: cố định bên trong và cố định bên ngoài.
- Cố định bên ngoài: là phương pháp dùng thạch cao, nẹp, băng gạc. Đây là phương pháp mà chúng ta hay gọi là bó bột. Cách này áp dụng với những tổn thương không nghiêm trọng. Nẹp, thạch cao đều không có tác dụng trong việc điều trị mà chỉ có tác dụng để cố định chân chó, làm cho chúng không vận động được nhiều. Qua đó thúc đẩy nhanh quá trình liền lại của xương.
- Cố định bên trong: là phương pháp dùng đinh, ốc,... Phương pháp này cần phải phẫu thuật và đòi hỏi bác sĩ có 1 trình độ cao. Cách này chưa được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở thú y. Tuy vậy tại PetHealth, các bác sĩ rất có kinh nghiệm trong việc phẫu thuật và thực hiện phương pháp cố định bên trong. Rất nhiều các chú chó bị gãy chân được đưa đến PetHealth và đi lại được nhờ phương pháp này.
Ca cố định bên ngoài (bó bột) cho chó tại PetHealth
1 ca phẫu thuật theo phương pháp cố định bên trong tại PetHealth
Mời bạn tham khảo thêm: Dịch vụ phẫu thuật tại PetHealth
4. Chăm sóc chó sau khi bị gãy chân
- Bạn hãy để chó nằm yên 1 chỗ, tránh không cho chúng hoạt động nhiều
- Đảm bảo chỗ nằm luôn được sạch sẽ, thoáng mát
- Chó bị gãy chân nên ăn gì? Bạn cần tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết như: Canxi, vitamin A,D… Hãy cho chú chó của bạn đi tắm nắng sớm
- Cho chúng đi kiểm tra thường xuyên nếu điều kiện cho phép
Thông thường, chỉ từ 3-4 tuần là xương có thể cử động nhẹ. Sau 12-16 tuần xương sẽ liền thành 1 khối, chó sẽ cơ bản hồi phục hoàn toàn. Bạn cần lưu ý là chó con sẽ liền xương nhanh hơn chó to, nên hãy chú ý đến chúng nhiều hơn.
5. Đề phòng chó bị gãy chân
- Bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau để đề phòng chó bị gãy chân:
- Hạn chế cho chó vui chơi ngoài đường vì rất dễ xảy ra tai nạn
- Khi cho chó đi vệ sinh hoặc đi dạo, hãy luôn đeo dây xích cho chúng. Đặc biệt là với những chú chó hiếu động
- Bổ sung các dưỡng chất cần thiết để ngăn ngừa loãng xương.
Trên đây là những hướng dẫn xử lý trong trường hợp chó bị gãy chân. Hy vọng các thông tin hữu ích cho bạn trong quá trình chăm sóc thú cưng của mình.
Hệ thống Bệnh viện thú y PetHealth có đội ngũ bác sĩ thú y giỏi, có chuyên môn và kinh nghiệm nhiều năm khám chữa cho thú cưng của mình. Chúng tôi sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả cho tất cả các trường hợp gãy xương ở chó. Vui lòng liên hệ PetHealth để được hỗ trợ nhanh chóng nhất:
- Hệ thống phòng khám: https://pethealth.vn/pages/he-thong-benh-vien-thu-y-pethealth
- Tổng đài: 1900 299 982
- Website: pethealth.vn
- Đặt lịch khám: https://pethealth.vn/dat-lich/
Rất hân hạnh được đón tiếp!
> Xem thêm các chương trình khuyến mãi tại Bệnh viện thú y PetHealth