Bệnh Suy Giảm Miễn Dịch Trên Mèo (Fiv)
- Người viết: Pet Health lúc
- Các loại bệnh
Bệnh suy giảm miễn dịch trên mèo (FIV) hay còn được gọi là bệnh HIV trên Mèo, do một loại Virus thuộc họ Retrovirus gây ra. Chúng gây ra việc suy giảm hệ thống miễn dịch tự bảo vệ cơ thể của con vật, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Cùng Bệnh viện thú y PetHealth tìm hiểu thông tin về bệnh này qua bài viết sau.
Tìm hiểu tất tần tật thông tin về bệnh suy giảm miễn dịch trên mèo (FIV)
1. Bệnh suy giảm miễn dịch ở mèo là gì?
Bệnh suy giảm miễn dịch trên mèo (FIV) bệnh gây ra bởi một loại virus thuộc họ Retrovirus gây ra. Loại virus cùng họ với virus giảm bạch cầu ở mèo (FeLV) và virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người (HIV).
Bệnh suy giảm miễn dịch trên mèo còn được nhiều chủ nuôi gọi với cái tên: bệnh sida ở mèo hay bệnh HIV trên mèo.
Virus gây bệnh sẽ tấn công và làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể mà không có cách nào chữa trị được. Khi miễn dịch bị giảm và dần mất đi, các loại virus, vi khuẩn khác dễ dàng tấn công khiến mèo đối mặt với các bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng hay ung thư.
Suy giảm miễn dịch trên mèo (FIV) phổ biến trên toàn thế giới và tỷ lệ của nó thay đổi giữa các khu vực địa lý. Trên khắp Hoa Kỳ và Canada, tỷ lệ kháng thể (FIV) dao động từ khoảng 4% đến 24%.
2. Đường truyền lây bệnh suy giảm miễn dịch trên mèo
Trong môi trường tự nhiên, (FIV) chủ yếu truyền qua máu do vết cắn và vết thương. Tỷ lệ mắc bệnh ở mèo cái thường cao hơn ở mèo đực. Ngoài ra, suy giảm miễn dịch ở mèo có thể lây truyền qua các đường tiêm.
Một phương thức lây truyền ít phổ biến hơn là từ mèo mẹ nhiễm FIV lây sang mèo con. Ngoài ra, FIV hầu như không lây truyền thông qua ăn uống hay hô hấp.
Tại môi trường thí nghiệm, bệnh truyền lây qua tử cung và sữa chiếm tỉ lệ cao (trên 50%). Tuy nhiên, sự truyền lây qua tinh dịch trong tự nhiên có khả năng rất thấp. Lây truyền ngang hiếm khi xảy ra.
(FIV) lây nhiễm từ mèo sang mèo chủ yếu qua máu do vết cắn và vết thương
Virus (FIV) chỉ lây truyền qua mèo và không lây lan sang các động vật có vú khác. Virus (FIV) rất dễ bị vô hiệu hóa bởi tia cực tím, nhiệt độ cao, chất tẩy rửa. Đây cũng là một thông tin đáng mừng, việc dễ dàng bị vô hiệu hóa sẽ giúp giảm bớt phần nào nguy hiểm và nguy cơ lây bệnh cho mèo. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quá chủ quan với bất kỳ loại virus gây bệnh nào.
FIV và HIV đều là lentivirus. Tuy nhiên, con người không thể bị nhiễm FIV, cũng như mèo không thể bị nhiễm HIV. Có thể hiểu là bệnh suy giảm miễn dịch ở mèo không thể lây được cho người. Và bệnh HIV ở người cũng không thể lây nhiễm qua cho mèo được.
>> Tham khảo: Bệnh Herpes ở mèo và tất cả các thông tin cần biết
3. Sinh bệnh học của suy giảm miễn dịch trên mèo
Sinh bệnh học của suy giảm miễn dịch trên mèo phản ánh sự tương tác của một số lượng lớn các yếu tố bao gồm:
- Độ tuổi của động vật tại thời điểm nhiễm bệnh. Mèo con phát triển dấu hiệu lâm sàng sớm hơn.
- Thuộc tính của bệnh: virus gây ra bệnh suy giảm miễn dịch ở mèo có nhiều chủng khác nhau. Một số chủng FIV có khả năng gây bệnh cao hơn những chủng khác.
- Số lượng virus lây nhiễm
- Con đường nhiễm trùng
Những yếu tố trên tác động dẫn đến sự khác biệt về động học virus, tính chất phản ứng miễn dịch với (FIV) sau khi nhiễm bệnh, triệu chứng lâm sàng và tiến triển của bệnh trên mèo.
4. Các giai đoạn của bệnh FIV ở mèo
Mèo bị bệnh suy giảm miễn dịch (FIV) sẽ trải qua 3 giai đoạn, khá tương tự như nhiễm HIV ở người. Ba giai đoạn của bệnh gồm:
+ Giai đoạn đầu (giai đoạn cấp tính),
+ Giai đoạn hai (giai đoạn tiềm ẩn)
+ Giai đoạn cuối (thường gọi là AIDS trên mèo).
Bệnh suy giảm miễn dịch ở mèo trải qua 3 giai đoạn
Từng giai đoạn sẽ có biểu hiện và thời gian khác nhau, bạn đọc có thể theo dõi chi tiết trong bảng dưới đây:
Giai đoạn | Thời gian | Biểu hiện |
Giai đoạn đầu (giai đoạn cấp tính) | Xảy ra sau khi tiếp xúc với virus khoảng 4-6 tuần |
|
Giai đoạn hai (giai đoạn tiềm ẩn) | Có thể kéo dài trong nhiều năm | Hệ miễn dịch của mèo đang dần bị phá hủy, tuy nhiên, không có biểu hiện gì rõ rệt |
Giai đoạn cuối (AIDS) | Phổ biến nhất ở mèo 5-12 tuổi | Hệ miễn dịch của mèo không thể hoạt động được nữa. Mèo dễ bị nhiễm trùng và có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng: nhiễm trùng răng miệng, bệnh về mắt, bệnh đường tiêu hóa, bệnh về đường hô hấp, ung thư, xuất hiện khối u, suy tủy và thần kinh,... |
5. Phương pháp chẩn đoán suy giảm miễn dịch trên mèo (FIV)
Không thể nhận biết mèo có mắc phải bệnh FIV qua các phương pháp khám lâm sàng. Các bác sĩ phải sử dụng những phương pháp chẩn đoán phi lâm sàng để xác định. Dưới đây là các phương pháp thông dụng.
5.1. Phương pháp xét nghiệm máu
Bệnh suy giảm miễn dịch trên mèo (FIV) thường được chẩn đoán bằng các xét nghiệm máu. Phương pháp xét nghiệm phổ biến là tìm kiếm sự xuất hiện của kháng thể đối với virus (FIV) có trong máu.
Bác sĩ kiểm tra kết quả và xác định có cần thêm xét nghiệm để xác nhận dương tính hay âm tính với bệnh không. Từ đó đưa ra hướng điều trị hiệu quả.
Một khi mèo được xác định dương tính với FIV, con mèo đó có khả năng sẽ lây bệnh sang những con mèo khác. Vì vậy cần cách ly tránh cho mèo tiếp xúc với những con khác
5.2. Kiểm tra kháng thể
Hầu hết mèo sản xuất kháng thể trong vòng 60 ngày kể từ ngày tiếp xúc với mầm bệnh. Mèo nhiễm (FIV) được phát hiện thông qua các xét nghiệm phát hiện các kháng thể của mèo với virus FIV.
Vì kháng thể chống lại virus FIV được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch của mèo khi bị nhiễm. Do đó nếu kháng thể có mặt trong máu thì virus cũng sẽ có trong máu.
Phương pháp xét nghiệm sàng lọc được gọi là phương pháp ELISA và xét nghiệm khẳng định được gọi là Western Blot.
Ngoài ra, xét nghiệm để phát hiện kháng nguyên (Protein từ virus) được gọi là xét nghiệm PCR. Cũng có thể xác định một con mèo bị nhiễm (FIV) nhưng xét nghiệm này thường tốn nhiều chi phí.
Kiểm tra kháng thể là một trong các phương pháp chẩn đoán phi lâm sàng để xác định FIV ở mèo
5.3. Chẩn đoán bằng Kit Test nhanh
Kit Test nhanh (FASTest ® FIV) là xét nghiệm sắc ký miễn dịch nhanh. Phát hiện định tính kháng thể virus suy giảm miễn dịch trên mèo (FIV) trong máu, huyết tương hoặc huyết thanh của mèo. Từ đó đưa ra kết quả mèo có mắc bệnh suy giảm miễn dịch hay không.
6. Phòng ngừa và điều trị bệnh suy giảm miễn dịch ở mèo (FIV)
6.1. Phòng bệnh
Như có trình bày ở trên, (FIV) có thể lây nhiễm từ mèo sang mèo. Do đó, cần có phương án phòng tránh bệnh suy giảm miễn dịch ở mèo hiệu quả. PetHealth khuyến cáo bạn thực hiện những biện pháp sau:
- Luôn giữ mèo trong nhà, ngăn chặn tiếp xúc cũng như lây nhiễm với các nguồn bệnh. Nếu có đưa mèo đi dạo thì bạn nên giữ chúng bằng dây, hạn chế tiếp xúc với mèo lạ, mèo hoang chưa rõ tình trạng sức khỏe.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc mèo đúng cách
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đánh giá CBC (Complete Blood Count: Công thức máu), phân tích hóa sinh, nước tiểu, các bệnh phụ nhiễm hàng năm.
- Tiêm phòng vaccine đầy đủ và định kỳ theo hướng dẫn của các bác sĩ thú y. Cần lưu ý là do (FIV) có nhiều chủng nên hiệu quả chủng ngừa không cao. Do đó, song song với việc tiêm phòng, bạn cần giữ cho mèo tránh tiếp xúc với các con mèo khác mắc FIV.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ và tiêm vaccine phòng bệnh để giúp mèo phòng (FIV) hiệu quả
>> Đặt lịch tư vấn và khám tại Bệnh viện thú y PetHealth: Tại đây
6.2. Điều trị bệnh suy giảm miễn dịch trên mèo
Hiện nay, vẫn chưa có thuốc để điều trị đối với mèo nhiễm (FIV). Vì mèo có thể mang mầm trong một thời gian dài trước khi các triệu chứng xuất hiện.
Nên việc điều trị tập trung chủ yếu vào việc kéo dài giai đoạn không có triệu chứng. Hoặc khi các triệu chứng dần biểu hiện ra nhằm giảm bớt các hoạt động của vi khuẩn kế phát theo các dấu hiệu của căn bệnh đang mắc phải
Đối với điều trị mèo mắc bệnh, các bác sĩ thường khuyên dùng thuốc chống virus kết hợp với điều trị triệu chứng.
Nếu thấy mèo triệu chứng hoặc vấn đề bất thường về sức khỏe thì nên cho mèo đến Bác sĩ thú y để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Trên đây là tất cả thông tin về bệnh suy giảm miễn dịch ở mèo. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm để chăm sóc thú cưng của mình.
Bệnh viện thú y PetHealth chuyên khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe thú cưng. Vui lòng liên hệ HOTLINE: 1900 299 982 để được tư vấn tốt nhất!