Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Mèo (Fpv): Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Phòng Bệnh

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo (FPV) là 1 trong những căn bệnh rất nguy hiểm. Bệnh gây ra rất nhiều cái chết cho mèo hàng năm. Thông tin về triệu chứng, nguyên nhân, cách phòng và chữa trị bệnh này đều rất cần thiết với những người đã, đang và có ý định nuôi mèo. Pethealth xin tổng hợp các thông tin này qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì?

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo (tên khoa học FPV- feline panleukopenia) hay còn được gọi là bệnh máu trắng. Đây là tình trạng bệnh mà trong đó hệ bạch huyết và tủy rối loạn, tạo ra những bạch cầu ác tính. Chúng tăng sinh ra ngoài tầm kiểm soát của cơ thể. Lấn át các tế bào khác khiến cho máu không thể hoàn thành nhiệm vụ.

Trong cơ thể, máu có 3 tế bào chính, trong đó có bạch cầu. Bạch cầu có nhiệm vụ chống lại các vật lạ như vi sinh vật, hóa chất. Chúng tạo ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể. Việc giảm bạch cầu gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của các bạn mèo.

tiêu-chảy-ở-mèo

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có tên khoa học là Feline panleukopenia - FPV

2. Triệu chứng giảm bạch cầu ở mèo

Giảm bạch cầu ở mèo thường xuất hiện ở mèo con từ 2 đến 6 tháng. Mèo trưởng thành có ít khả năng nhiễm bệnh này hơn. Có một số triệu chứng thường gặp khi mèo bị bệnh giảm bạch cầu. Các triệu chứng được chia thành 4 thể: thể quá cấp tính, thể cấp tính và thể ẩn tính.

2.1. Thể quá cấp tính

Triệu chứng ở thể cấp tính thường gặp ở mèo con mới sinh ít tháng. Các triệu chứng gồm: hạ thân nhiệt đột ngột, đau dữ dội vùng bụng, cơ thể suy yếu nhanh chóng. Mèo dễ tử vong trong thời gian ngắn.

Các triệu chứng chỉ thường xuất hiện trong vòng 24h, do đó, nhiều người nuôi mèo thường dễ nhầm lẫn với trúng độc. 

2.2. Thể cấp tính

Ở thể cấp tính, mèo bị giảm bạch cầu sẽ xuất hiện một số triệu chứng phổ biến sau:

  • Sốt, bỏ ăn và suy sụp đột ngột, nôn nhiều lần, đau vùng bụng, tiêu chảy cấp và mất nước rối loạn điện giải trầm trọng, tiếng kêu khàn, mất giọng, yếu ớt, suy giảm bạch cầu (leukopenia) dẫn đến tử vong, chảy dãi nhớt.

  • Các triệu chứng thần kinh: đi loạng choạng, mất thăng bằng, run rẩy lắc lư, thậm chí co giật động kinh. Tình trạng mèo đi loạng choạng khá phổ biến ở bệnh này.

  • Mắt kèm nhèm, trũng, sụp mí mắt, lờ đờ, mũi miệng thâm đen. Hơi thở và mùi phân, dãi bốc mùi hôi rất khó chịu.

  • Mèo mẹ mang thai bị sảy thai hoặc đẻ non, mèo con có thể bị nhiễm virus ngay từ 2 – 3 tuần tuổi chết hàng loạt trong vài ngày. Mèo ở mọi lứa tuổi đều mắc bệnh, nhưng tỷ lệ tử vong rất cao: từ 25- 75% mèo chết tại các ổ dịch, gần 100% với mèo con.

trieu-chung-giam-bach-cau-o-meo
Mèo bị giảm bạch cầu thể cấp tính có nhiều biểu hiện rõ rệt và nguy cơ tử vong cao

2.3. Thể ẩn tính

Thể ẩn tính thường xuất hiện ở mèo trường thành. Triệu chứng biểu hiện là sốt nhẹ, ăn ít. Nếu được cứu chữa kịp thời, mèo sẽ được cứu và tạo được miễn dịch lâu dài.

2.4. Thể thần kinh

Biểu hiện của bệnh giảm bạch cầu thể thần kinh thường gặp ở các bé mèo sơ sinh. Nguyên nhân chính là do virus lây từ mẹ sang con. Khi nhiễm bệnh, các bé mèo không thể điều hòa vận động, thể trạng yếu ớt và cơ hội sống rất thấp.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh giảm bạch cầu mèo là do nhiễm một loại virus tên Felien parvovirus (F.P.V) thuộc nhóm Parvovirus. Do cơ thể mèo mắc các độc tố, virus bạch cầu, dẫn đến việc sản sinh các khối u ác tính. 

Ở Việt Nam, khá nhiều người nuôi mèo gọi bệnh này là bệnh parvo ở mèo (gọi theo tên của virus gây bệnh) tuy nhiên tên gọi này thực sự chưa chính xác.

Đặc trưng của virus Parvovirus ra sao?

  • Virus FPV có sức đề kháng cao với các chất sát trùng, chloroform, acid và chịu được độ nóng tới 56’C trong 30 phút. 

  • Virus sống trong nhân tế bào của vật chủ, sản sinh nhanh.

4. Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có lây không?

Virus dễ lây lan và tồn tại trong môi trường lâu dài. Điều này cũng khiến mèo có nguy cơ bị lây nhiễm giảm bạch cầu từ mèo bị bệnh.

Mèo bị nhiễm bệnh từ đâu?

  • Tiếp xúc với các con mèo khác bị bệnh giảm bạch cầu. Virus tồn tại trong dịch tiết, phân, nước tiểu, nước bọt của chó mèo bị bệnh.

  • Di truyền từ mèo mẹ sang mèo con: mèo mẹ mang virus FPV có thể truyền virus sang mèo con trong quá trình mang thai hoặc cho con bú.

  • Mèo hoang, mèo không rõ nguồn gốc là nguy cơ lây lan bệnh dịch.

  • Nơi giết mổ, chất thải, phủ tạng mèo chứa virus cũng là nguyên nhân làm lây lan dịch bệnh.

  • Tất cả các loài vật thuộc họ Mèo (Felidae) đều mắc bệnh và mang truyền virus làm lây lan, dễ gây bùng phát các ổ dịch lớn.

  • Mèo nuôi thả rông, vận chuyển, buôn bán mèo không có miễn dịch tốt là nguy cơ lây lan bệnh cao.

benh giam bach cau o meo

Bệnh giảm bạch cầu có thể lây qua nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là tiếp xúc với mèo bị bệnh

5. Các giai giai đoạn bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Các thể giảm bạch cầu quá cấp tính, thần kinh diễn biến quá nhanh và không phân ra thành các giai đoạn bệnh. Việc phân chia giai đoạn bệnh được xét đến ở thể cấp tính. 

Các giai đoạn bệnh giảm bạch cầu FPV ở mèo thường sẽ là:

  • Giai đoạn ủ bệnh: 2-3 ngày (có thể kéo dài từ 5-7 ngày). Rất nhiều triệu chứng bệnh xuất hiện như: sốt, tiêu hóa, chảy nước mắt, triệu chứng thần kinh,...

  • Giai đoạn bệnh tiến triển: từ 2-3 ngày. Lúc này mèo bị hạ thân nhiệt thấp, có thể hôn mê sâu. Giai đoạn này cực nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao.

  • Giai đoạn bình phục: sau vài tuần. Nếu mèo may mắn sống sót sau 5 ngày thì bệnh sẽ hết. Sau vài 3 tuần, lượng bạch cầu tăng lên và bình thường trở lại.

6. Cách phòng bệnh giảm bạch cầu cho mèo

Mèo bị giảm bạch cầu sẽ đối mặt với nguy cơ tử vong cao. Vì vậy, hãy nuôi mèo theo phương châm "phòng bệnh hơn trị bệnh". Ngay từ bây giờ, chúng ta có thể chủ động giúp mèo phòng tránh bệnh giảm bạch cầu qua các biện pháp sau.

(1)- Tiêm vaccine phòng bệnh

Vắc-xin phòng bệnh FPV có hiệu quả cao trong việc bảo vệ mèo khỏi bệnh Giảm bạch cầu. Hãy đưa mèo đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt để được tư vấn về lịch và chi phí tiêm phòng.

Tiêm phòng vắc xin giảm bạch cầu cho mèo gồm 3 mũi:

  • Mũi 1: Khi mèo được 8-10 tuần tuổi

  • Mũi 2: Cách mũi 1 khoảng 4 tuần

  • Mũi 3: Khi mèo được 16 tuần tuổi.

(2)- Không thả rông mèo

Mèo thả rông dễ tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bệnh hơn thông thường. Đặc biệt, khi tiếp xúc với mèo hoang mang mầm bệnh, hay mèo chưa được phòng bệnh cẩn thận.

benh giam bach cau o meo

Không để mèo tiếp xúc với mèo hoang và mèo chưa rõ tình trạng bệnh

(3)- Khám sức khỏe định kỳ

Người nuôi mèo nên đưa các bé đi khám định kỳ tại các cơ sở uy tín để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường. Đồng thời, bạn cũng sẽ nhận được những tư vấn và khuyến cáo hữu ích trong quá trình chăm sóc thú cưng.

(4)- Đảm bảo vệ sinh môi trường sống

Virus gây bệnh giảm bạch cầu ở mèo tồn tại lâu trong môi trường. Bởi vậy, bạn hãy chú ý vệ sinh sạch môi trường sống của thú cưng. Vệ sinh chuồng nuôi, khay vệ sinh, đồ dùng, đồ chơi,... Sát trùng định kỳ bằng các sản phẩm chuyên dụng để loại bỏ mầm bệnh.

7. Cách chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Đưa đến cơ sở thú y càng sớm càng tốt

Ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh, cần đưa mèo đến các cơ sở thú y để khám và điều trị. Nếu để lâu, sau khoảng 2-3 ngày nhiễm bệnh, thì gần như không có cách điều trị.

Mèo dưới 2 tháng tuổi nhiễm bệnh sẽ có tỷ lệ tử vong rất cao. Cần đưa ngay đến bệnh viện thú y gần nhất để điều trị tích cực trong vòng 24h.

benh giam bach cau o meo

Nếu thấy mèo có biểu hiện của bệnh, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để khám và điều trị

>> Liên hệ Dịch vụ cấp cứu 24/7 của Bệnh viện thú y PetHealth qua HOTLINE: 1900 299 982

Nếu chưa thể đưa mèo đến gặp bác sĩ, cần thực hiện:

  • Cách ly bạn mèo mắc bệnh và sát trùng toàn bộ nơi mèo ở. Đặc biệt theo dõi những bạn mèo đã tiếp xúc hoặc sống chung với mèo bị bệnh.
  • Nếu mèo nôn nhiều, đi ngoài, ủ rủ mà chưa đưa đến được bác sĩ thì cần bơm oresol liên tục. 
  • Luôn giữ ấm cho mèo, hoặc bật đèn sưởi.

Điều trị bệnh

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo chưa có thuốc đặc trị. Các bác sĩ sẽ điều trị triệu chứng và giúp tăng cường đề kháng để kháng lại mầm bệnh trong cơ thể. Có thể là:

  • Truyền máu toàn phần để bù đắp lượng máu thiếu hụt
  • Truyền dịch
  • Sử dụng kháng sinh
  • Kháng viêm
  • Thuốc bổ
  • Dùng các thuốc điều trị triệu chứng...

(Thông tin điều trị trên mang tính chất tham khảo, nên điều trị cho mèo tại các cơ sở y tế, không tự ý áp dụng)

5. Giải đáp thắc mắc về bệnh giảm bạch cầu mèo

a. Mèo đi loạng choạng không vững có phải do bị bệnh giảm bạch cầu không?

Khá nhiều câu hỏi liên quan đến biểu hiện này như mèo đi loạng choạng là bệnh gì? 

Đúng - Mèo đi loạng choạng là triệu chứng của bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Tuy nhiên, không phải cứ đi loạng choạng là bị bệnh FPV. Bạn nên đưa mèo đi thăm khám để có kết luận chính xác nhất.

b. Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có chữa được không?

Mèo bị giảm bạch cầu (FPV) nếu phát hiện kịp thời vẫn có thể chữa được, tuy nhiên, tỷ lệ này không cao. Do đó, nên tiêm phòng, bổ sung dinh dưỡng để mèo có đề kháng tốt với virus gây bệnh.

c. Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có lây không?

Bệnh giảm bạch cầu (FPV) có thể lây từ mèo sang mèo do di truyền từ mèo mẹ sang mèo con, tiếp xúc với mèo bệnh, tiếp xúc với virus trong môi trường... Virus gây bệnh FPV có thể tồn tại lâu trong môi trường. Do đó, nguy cơ lây bệnh này rất cao.

Có thể thấy, bệnh giảm bạch cầu ở mèo (FPV) là bệnh nguy hiểm và có nguy cơ lây lan ở mèo. Chúng ta nên thực hiện tiêm vaccine và các biện pháp phòng bệnh cho mèo ngay hôm nay.

benh giam bach cau o meo

Bệnh viện thú y PetHealth chuyên thăm khám và điều trị bệnh cho thú cưng tại Việt Nam. Với hệ thống 26 chi nhánh tại nhiều tỉnh thành, trang bị hiện đại và một đội ngũ bác sĩ thú y giàu kinh nghiệm, PetHealth sẽ giúp bạn chăm sóc toàn diện cho thú cưng.

Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:  

Rất hân hạnh được đón tiếp!

>> XEM THÊM: Các chương trình khuyến mãi tại Bệnh viện thú y PetHealth

 
Bài trước Bài sau
Bài viết liên quan:
Bài viết xem nhiều: