Những Lưu Ý Khi Lần Đầu Nuôi Chó

LƯU Ý KHI LẦN ĐẦU NUÔI CHÓ 02

Bạn đã quyết định nuôi một chú chó – gia nhập thêm 1 thành viên nhỏ vào gia đình mình. Quan trọng hơn, người nuôi chó lần đầu cần nhận thức đầy đủ về chi phí và trách nhiệm liên quan đến việc nhận nuôi chó. 

I. Chuẩn bị những hiểu biết cần thiết trước khi nuôi chó

Hãy nhận nuôi chó (foster chó) thay vì đi mua nếu có thể bạn nhé! Cho dù bạn sống một mình, có một vài người bạn cùng phòng, hay có một gia đình lớn, giải cứu một chú chó con là một quyết định tuyệt vời và sẽ mang lại hạnh phúc cho cuộc sống của bạn. Hãy nhớ rằng, bạn đang cứu và trao yêu thương đúng đối tượng!

Cân nhắc nên chọn nuôi giống chó theo sở thích, điều kiện về kinh tế, không gian sống bạn có thể cho cún, thậm trí là chó cảnh mua hoặc nhận nuôi chó từ các trạm cứu hộ (foster). Nếu bạn chưa chắc chắn có thể liên hệ bệnh viện thú y Pethealth, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn nhé!

Để giúp bạn, Pethealth đã tổng hợp một số mẹo hữu ích cho những tháng đầu tiên bạn bắt đầu nuôi bé chó mới:

II. Bí quyết cho người lần đầu nuôi chó

Gắn thẻ Chip, thẻ ID và thiết bị định vị cho chó bạn nuôi

Điều này sẽ giúp chó con tăng thêm khả năng trở về nhà với bạn nếu nó bị lạc. Nếu bạn muốn tìm hiều kỹ hơn hãy liên hệ với PetHealth về nhu cầu của bạn!

Chó chó bạn nuôi những tiền đề chăm sóc sức khoẻ theo tiêu chuẩn

Đưa chó con đến bác sĩ thú y để khám sức khỏe hoàn chỉnh trong vòng một tuần sau khi mang chúng về nhà. Một con chó con mới sẽ cần tiêm phòng 1 tháng  một lần cho đến khi chúng được 16 tuần tuổi. 

Tiêu chuẩn tiêm phòng cho chó nuôi nhà sống trong khu vực châu Á Thái Bình Dương (bao gồm Việt Nam) là mỗi chú chó con (dưới 1 tuổi) cần được thực hiện tiêm 03 mũi tiêm phòng 7 bệnh (đặc biệt là phòng 2 bệnh parvo và care có nguy cơ mắc cao) + 01 mũi tiêm phòng dại.

Đảm bảo rằng bạn đang ghi lại loại vắc xin mà con chó con của bạn được tiêm và khi nào trong sổ tiêm phòng (sổ theo dõi sức khoẻ) của pet. Nếu bạn liên hệ để thực hiện tiêm phòng tại Pethealth, chúng tôi sẽ cung cấp và tư vấn cho bạn miễn phí những vấn đề trên. Pethealh có cung cấp dịch vụ thú y tại cơ sở và dịch vụ tại nhà bạn nhé!

Chế độ ăn uống của chó nuôi trong nhà 

Theo một số nghiên cứu, có tới 25-40% vật nuôi trong nhà bị thừa cân. Bác sĩ thú y có thể giúp bạn hướng dẫn bạn nên cho chó ăn bao nhiêu và thức ăn cho chó nào là tốt nhất cho giống và kích thước của chó con. Ngoài ra, bạn nên cố gắng cố định giờ ăn của cún từ khi còn bé để tạo thói quen tốt cho hệ tiêu hoá của cún nhé!

Chuẩn bị chỗ cho chó nuôi (chuồng lồng hoặc phòng, khu vực nhốt giới hạn)

Cung cấp không gian dành tiêng cho chó con của bạn nuôi. Trải một số chăn mềm, đồ chơi, nước và có thể là thú nhồi bông để chó con ôm vào trong cũi. Đây sẽ là nơi an toàn và chắc chắn của họ khi bạn không có mặt.

Chú ý: Chó con từ 8-16 tuần tuổi không nên nhốt chó quá một giờ liên tiếp (ngoại trừ vào ban đêm) và sáu giờ là mức tối đa trong ngày, trong vài tuần đầu tiên ở nhà. Theo nhiều chuyên gia trong ngành bác sĩ thú y khuyến cáo rằng không nên cho chó con dưới sáu tháng tuổi bị nhốt lâu hơn hai đến ba giờ liên tục trong thời gian ban ngày.

Huấn luyện vệ sinh đúng chỗ cho chó nuôi trong nhà

Việc huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ có thể tốn nhiều thời gian, vì vậy hãy chuẩn bị thật nhiều kiên nhẫn, tình yêu thương và sự chăm chút. Tốt hơn hết là bạn nên đưa chó con ra ngoài khoảng hai giờ một lần và sau bữa ăn để giảm thiểu số vụ tai nạn trong nhà.

Đồ chơi cho chó

Có nhiều đồ chơi để ngăn chó con gặm đồ đạc hoặc giày dép. 

Bất kỳ vật nuôi mới nào cũng sẽ cần thời gian để ra khỏi vỏ và trở nên thoải mái với gia đình bạn, và có thể mất từ ​​hai tuần đến hai tháng để chó con và gia đình bạn thích nghi. 

Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:  
Tổng đài: 1900 299 982
Website: pethealth.vn 
Đặt lịch khám: https://pethealth.vn/dat-lich/
Rất hân hạnh được đón tiếp!

> Xem thêm các chương trình khuyến mãi tại Bệnh Viện Thú Y PetHealth

Bài trước Bài sau
Bài viết liên quan:
Bài viết xem nhiều: