Biểu Hiện Chó Bị Parvo Giai Đoạn Cuối
- Người viết: Pethealth lúc
- Kiến Thức
Parvo là một bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chó, nếu để đến giai đoạn cuối của bệnh thì việc điều trị sẽ càng khó khăn và tăng tỷ lệ tử vong lên cao hơn. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các biểu hiện của chó bị parvo giai đoạn cuối, giúp chủ nuôi có thể nhận biết và xử lý kịp thời.
Hiểu rõ về bệnh Parvo ở chó
Parvovirus là một loại virus gây viêm xuất huyết toàn bộ ống tiêu hóa, mất nước và rối loạn điện giải trầm trọng,... Parvo là bệnh truyền nhiễm, có thể lây lan trực tiếp hoặc gián tiếp nên càng tăng mức độ nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm đối với chó con. Bệnh này nhanh chóng phá hủy các tế bào nhanh chóng phân chia trong ruột non, dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng.
Những biểu hiện chó bị Parvo giai đoạn cuối
Khi chó bị Parvo giai đoạn cuối thì khả năng cứu sống là rất thấp. Các dấu hiệu ở giai đoạn cuối rất rõ rệt với các biểu hiện như:
- Chó bị mất nước nghiêm trọng: Chó bị parvo thường mất nước do nôn mửa và tiêu chảy.
- Cơ thể chó bị suy nhược: Đến giai đoạn này, cơ thể chó trở nên yếu ớt, không còn sức lực.
- Biểu hiện về hành vi: Thay đổi hành vi, chó trở nên thờ ơ hoặc cáu kỉnh.
- Các triệu chứng tiêu hóa: Chó bị tiêu chảy nặng kèm theo máu và bị nôn mửa.
- Sốt cao và rối loạn thân nhiệt: Chó có thể sốt cao hoặc thân nhiệt tăng giảm không ổn định.
Điều trị cho chó bị Parvo giai đoạn cuối
Khi phát hiện các dấu hiệu trên, khả năng cao chó nhà bạn đã bị Parvo giai đoạn cuối, tình hình đã rất nghiêm trọng. Lúc này, việc đưa chó đến gặp bác sĩ thú y ngay lập tức là rất cần thiết. Parvo vẫn chưa có thuốc đặc trị nên việc điều trị thường là truyền nước, bổ sung điện giải, điều trị các triệu chứng của bệnh.
Nguyên nhân lây lan Parvo virus
Parvo virus lây trực tiếp từ chó sang chó hoặc qua phân thải có virus phát tán trong môi trường qua các nhân tố trung gian truyền lây: dụng cụ chăn nuôi ,chim chóc, gặm nhấm, côn trùng ruồi nhặng mang mầm bệnh từ phân chó bệnh bay đến gây nhiễm cho chó khỏe từ ổ dịch tới các nơi khác. Thậm chí, virus còn có thể lan rộng do phân chó bệnh dính lên bánh xe, giày dép hoặc con người tiếp xúc với chó bệnh rồi lại tiếp xúc chó khỏe mạnh cũng có thể là trung gian truyền bệnh.
Cách phòng tránh và ngăn ngừa bệnh Parvo cho chó
Bệnh Parvo có tỷ lệ tử vong cao nên bạn hãy thật cẩn thận phòng ngừa cho cún cưng của bạn nhé. Một số cách phổ biến hiện nay bao gồm:
1. Miễn dịch chủ động bằng cách tiêm vaccine Parvo cho chó ngay từ 6- 8 tuần tuổi. Tiêm nhắc lại sau một tháng để hoàn thành "Miễn dịch cơ bản" cho chó non. Các bác sĩ thú y Hoa-Kỳ khuyến cáo nên tiêm thêm lần thứ ba sau khi hoàn thành "Miễn dịch cơ bản" 1 tháng. Sau đó mỗi năm cần tiêm nhắc lại một lần.
2. Chó con dưới 4 tháng tuổi chưa được miễn dịch với bệnh Parvo không nên cho tiếp xúc với chó khác hoặc các tác nhân "trung gian" có thể truyền bệnh: môi trường, dụng cụ chăn nuôi vận chuyển chó, hoặc các chủ chó khác.
3. Nên tiêm phòng vaccine chậm nhất 1 tháng trước khi chó mẹ mang thai để tạo miễn dịch tự nhiên cho chó con sau khi sinh.
4. Chăm sóc, cung cấp đủ dinh dưỡng cho chó để tăng sức kháng bệnh của chó. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tẩy giun sán chó ngay từ một tháng tuổi.
5. Thường xuyên vệ sinh, sát trùng môi trường, chuồng trại, dụng cụ chăm sóc và các phương tiện vận chuyển chó.
Nhận biết các biểu hiện của chó bị parvo giai đoạn cuối và xử lý kịp thời là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe thú cưng. Hãy chú ý đến mọi thay đổi trong sức khỏe và hành vi của chó, và đừng chần chừ khi có dấu hiệu bất thường, nếu không biết cách xử lý thì hãy đưa chó tới thú y nhé!
Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:
Hệ thống phòng khám: https://pethealth.vn/pages/he-thong-benh-vien-thu-y-pethealth
Tổng đài: 1900 299 982
Website: pethealth.vn
Rất hân hạnh được đón tiếp