Cách Chăm Sóc Chó Mang Thai Chuẩn Xác Từ Chuyên Gia Pethealth
- Người viết: Pet Health lúc
- Kiến Thức
Nhiều người đã nuôi chó rất lâu năm, nhưng vẫn còn chưa biết gì về cách chăm sóc chó mang thai. Đối với bất kỳ loài động vật nào, thời kỳ mang bầu cũng là giai đoạn nhạy cảm nhất, dễ bị tổn thương nhất.
Nếu bạn là một chủ nuôi tâm lý thì nên tìm hiểu kỹ về vấn đề này. Còn nếu có điều kiện kinh tế, bạn nên siêu âm chó mang thai ít nhất 1 lần và nhận lời khuyên từ các bác sĩ.
Chăm Sóc Chó Mang Thai Cơ Bản
Để có thể sinh nở an toàn, cần chú ý tới hai vấn đề chính là: chế độ dinh dưỡng và môi trường sống. Nếu như hai vấn đề này không được đảm bảo, khả năng sảy thai hoàn toàn có thể xay ra.
Trong trường hợp nếu thấy chó mang thai bị chảy máu âm đạo nhiều bất thường. Bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để tránh tình trạng bị xảy thai.
Mang thai có nghĩa là chó mẹ cần phải nuôi cả mình lẫn “đàn” con trong bụng. Đương nhiên, lượng dinh dưỡng chó cần cũng phải tăng lên. Hai chất quan trọng nhất là canxi và sắt. Trong đó, sắt bổ sung máu cho mẹ. Còn canxi cần thiết cho cả mẹ lẫn con. Chú ý tăng một cách điều độ và khoa học, bổ sung các chất thiết yếu cho “bà bầu”. (Trưởng khoa phẫu thuật – BS. Đinh Xuân Quỳnh)
Cách chăm sóc chó mang thai tốt nhất là tạo ra một không gian riêng tư, cách xa các con vật khác, kể cả là các con chó khác. Thời gian đầu, có thể vận động nhẹ, nhưng nên hạn chế các huấn luyện nghiêm khắc trong thời điểm này.
Lưu Ý Khi Chăm Sóc Chó Mang Thai
Lưu ý rằng, nhu cầu dinh dưỡng thay đổi dần theo tháng sinh. Bạn cần phải biết được ngày bắt đầu để tính ra kế hoạch chăm sóc chính xác. Trong quá trình mang thai cần tránh trường hợp chó bị cảm, chó ói ra giun hay chó bị rụng lông từng mảng,..
Nếu chó nhà bạn phối giống chủ động (bạn biết ngày phối giống) thì ngày bắt đầu mang thai là ngày phối giống cộng thêm 1. Nếu không, đưa chó đi siêu âm là cách giải quyết duy nhất.
Dinh Dưỡng Cho Chó Mang Thai
Từ 1- 30 ngày đầu: Cần căn chỉnh thực đơn cho chó mang thai, chú ý bổ sung thêm canxi vào khẩu phần ăn và sữa uống. Trong khoảng thời gian này, chó mang thai bỏ ăn là chuyện bình thường, giống như nghén ở người vậy.
Thậm chí thỉnh thoảng có hiện tượng mệt mỏi và lờ đờ. Tuy nhiên, khoảng thời gian biếng ăn này chỉ kéo dài trong khoảng 1 tuần. Nếu dài hơn, hay đưa tới thú y để kiểm tra chính xác.
Chó mang thai nên ăn gì?
Từ 35 – 45 ngày tiếp: các biểu hiện mang thai sẽ xuất hiện rõ rệt trong thời điểm này. Không chỉ thay đổi ở vẻ bên ngoài, thái độ và hành vi của chúng chúng vậy. Đây là thời gian cần tăng cường dinh dưỡng cho chó mang thai, đặc biệt là bổ sung chất sắt.
Sắt chính là một chất rất quan trọng trong quá trình tại tạo máu. Khoảng thời gian này chó dễ bị sảy thai nhất, cần đặc biệt chú ý. Nếu thấy chó mang thai bị ra máu hãy đưa tới bác sĩ thú y ngay lập tức.
Từ 45 trở đi: có thể bổ sung các loại thực phẩm chuyên dụng cho chó mang thai. Tùy vào từng giống chó và thể trạng cụ thể, thậm chí là số con mà chế độ sẽ khác nhau.
Bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ thú y (khi đem chó đi siêu âm) hoặc các đơn vị kinh doanh thực phẩm chó mèo. Nên chuẩn bị sữa cho chó mang thai khi sắp đẻ, để dùng trước hoặc sau khi chuyển dạ.
Chó Mang Thai Có Nên Tắm
Bản năng của chó là lắc mình để vảy nước ở lông, sau khi tắm hoặc bị ướt. Việc này có ảnh hưởng không nhỏ tới đàn con trong bụng. Hãy hạn chế tối đa việc tắm cho chó mang bầu. Ưu tiên các phương pháp tắm khô cho cún cưng của mình.
Tuy nhiên vẫn còn một phương pháp khác để giải quyết vấn đế này. Đó chính là nếu chó bẩn quá, bạn nên mang tới các dịch vụ spa hoặc Grooming.
Không tắm cho chó khi đến ngày sinh hoặc vài ngày trước khi lâm bồn. Chó mẹ có thể sinh ngay trong lúc tắm, vì thế bạn nên chờ vài ngày sau đó rồi mới tắm cho chúng. (Nguồn: wikihow.vn)
Tắm cho chó mang thai
Nếu bạn muốn tự tay mình tắm cho “bà bầu”, phải nằm lòng việc chăm sóc chó mang thai. Tránh xảy ra tình trạng không mong muốn.
- Phải chuẩn bị đầy đủ đồ đạc: khăn tắm, dầu tắm, tấm chống trượt… như lúc chưa mang bầu. Nên chuẩn bị thêm bánh thưởng để dụ chó.
- Phải trấn an tâm lý của bà bầu trước khi tiến hành. Hãy tắm trong không gian vẫn hay tắm và cố gắng hành động như bình thường. Đừng để chó cảm nhận điều gì khác lạ.
- Thao tác thật nhẹ nhàng hết mức có thể. Có thể nói chuyện hoặc âu yếm chúng trong quá trình tắm.
- Tránh tiếp xúc vào vùng bụng của chó khi di chuyển vào bồn tắm (nếu có).
- Lau khô tự nhiên sau khi tắm xong, hạn chế việc chó tự lắc mình hay sấy lông.
Trên đây là những thông tin cần thiết nhất khi chăm sóc “bà chó bầu”. Đội ngũ bác sĩ PetHealth hy vọng rằng các bạn đã biết những cách chăm sóc chó mang thai cơ bản và thiết thực nhất. Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ dưới đây.
Rất hân hạnh được đón tiếp!
> Xem thêm các chương trình khuyến mãi tại Bệnh viện thú y PetHealth