DMCA.com Protection Status

Cách Điều Trị Bệnh Nhiễm Khuẩn Đường Ruột Ở Chó

Bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở chó tiến triển khá nhanh và có nguy cơ con vật chết vì kiệt sức. Tuy nhiên, nếu được điều trị kịp thời và đúng cách thì cún của bạn sẽ có thể hồi phục. 

Điều trị nhiễm khuẩn đường ruột ở chó có hai mục đích chính là tiêu diệt vi khuẩn, thải trừ chất độc và nâng cao đề kháng, bổ sung nước và điện giải.

Hộ lý chăm sóc

Để giúp thú cưng hồi phục không thể thiếu sự chăm sóc của chủ nuôi. Trong giai đoạn này, bạn nên cho chó ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, thịt nạc luộc xé nhỏ, pate và trộn thêm men tiêu hóa để giúp con vật tiêu hóa dễ dàng hơn.

Trong thời gian điều trị, chủ nuôi cần lưu ý kiêng tắm, kiêng cho chó ăn đồ tanh, sữa, mỡ, đồ sống,... đến khi khỏi bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng cần vệ sinh chuồng trại, môi trường sống và giữ ấm cho chó. Đồng thời cũng cần hạn chế cho chó tiếp xúc với chó lạ bên ngoài, tránh lây lan bệnh.

Điều trị bằng các loại thuốc

Dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn

Đối với các bệnh viêm nhiễm, nhiễm khuẩn, thuốc kháng sinh là không thể thiếu trong quá trình điều trị. Và điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cũng không ngoại lệ. Các loại kháng sinh được sử dụng rộng rãi gồm: Ampicillin, Amoxicillin, Penicillin.

Sử dụng kháng sinh có những ưu điểm không thể phủ nhận:

+ Diệt khuẩn hoặc kiềm khuẩn đường ruột.

+ Ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

+ Hạn chế các biến chứng về sau như: nhiễm trùng máu, viêm dạ dày – ruột, viêm cơ tim, viêm gan cấp, áp xe gan,…

Thuốc kháng sinh có những ưu điểm rõ rệt như vậy nhưng trong khi sử dụng cũng cần cẩn thận và theo dõi con vật kỹ càng vì bên cạnh những lợi ích, thuốc kháng sinh cũng có những mặt hạn chế. 

+ Gây loạn khuẩn đường ruột do tiêu diệt lợi khuẩn, làm các vi khuẩn gây hại có điều kiện sinh sôi nảy nở.

+ Viêm ruột kết giả mạc do vi khuẩn Clostridium difficile. Đây là một tình trạng nhiễm khuẩn nặng.

+ Sử dụng kháng sinh bừa bãi dễ làm cho vi khuẩn đề kháng với kháng sinh. Vì vậy, việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn.

+ Gây nên bệnh lý tiêu chảy do kháng sinh khi sử dụng lâu ngày.

Vì vậy, khi điều trị cho chó bằng thuốc kháng sinh, đặc biệt cần sự đồng hành của bác sĩ. Lượng thuốc sử dụng cần vừa phải, được hướng dẫn đầy đủ. Trong thời gian điều trị, nếu phát hiện chó có những biểu hiện lạ, người chăm sóc cần báo lại với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

Bổ sung nước và chất điện giải

Để bổ sung nước và chất điện giải, các dung dịch đẳng trương thường được sử dụng rộng rãi. Một số loại phổ biến như Ringer Lactat, dung dịch nước sinh lý, dung dịch glucose,... Tùy từng trường hợp mà lượng dịch được truyền sẽ khác nhau. Nếu được, hãy làm điện giải đồ cho pet để bổ sung điện giải chính xác nhất.

Bổ sung dinh dưỡng

Bên cạnh việc chữa trị và bổ sung nước cùng chất điện giải, chủ nuôi cũng cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho chó. Khi chó được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ sẽ dễ dàng hồi phục hơn.

Tại PetHealth, pet được khám lâm sàng miễn phí. Vì vậy, khi quý khách phát hiện pet có những biểu hiện lạ hãy mang tới PetHealth để được khám và hướng dẫn điều trị kịp thời.

Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:  

Hệ thống phòng khám: https://pethealth.vn/pages/he-thong-benh-vien-thu-y-pethealth

Tổng đài: 1900 299 982

Website: pethealth.vn 

Rất hân hạnh được đón tiếp!

Bài trước Bài sau
Bài viết liên quan:
Bài viết xem nhiều: