Cách Chữa Trị Chó Bị Tiêu Chảy

Chó bị tiêu chảy cần được điều trị nhanh chóng, tránh việc cơ thể mất nước lâu ngày dẫn đến chó mệt, bỏ ăn. Tham khảo ngay một số biện pháp chữa trị cho chó bị tiêu chảy của PetHealth nhé. 

Điều trị chó bị tiêu chảy nhẹ tại nhà

- Cho chó ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo thịt, thịt nạc luộc xé nhỏ, pate, đồng thời trộn men tiêu hóa vào thức ăn.

- Kiêng tắm, kiêng sữa, đồ ăn dầu mỡ, đồ tanh sống cho đến khi chó của bạn khỏi tiêu chảy hoàn toàn.

- Giữ ấm, đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, khô ráo, hạn chế tiếp xúc với chó lạ trong thời gian điều trị bệnh.

- Cho chó uống Oresol: Bạn cần pha đúng liều lượng để đảm bảo tác dụng tốt nhất. Và liều dùng cũng cần phù hợp với cân nặng của chó. Lưu ý, không được pha thêm sữa, nước trái cây hay đường vào Oresol, chỉ nên pha với nước đun sôi để nguội.

- Sử dụng cây nhọ nồi cho chó con bị tiêu chảy: Lấy thân và lá của cây nhọ nồi giã nguyễn, thêm nước và dùng khăn vắt lấy nước cốt nhọ nồi. Bạn có thể thêm chút muối vào để giúp cún cân bằng điện giải. Hàng ngày cho chó uống theo liều lượng phù hợp, chó nhỏ ¼ chén, chó vừa ½ chén, chó to 1 chén. Đừng vì quá lo lắng mà cho chúng uống quá liều.

Chữa trị cho chó bị tiêu chảy nặng

Thường những trường hợp chó bị tiêu chảy nặng đều là do bệnh lý nghiêm trọng gây nên. Vì vậy, bạn hãy mang chó của bạn đến thú y sớm nhất để được hỗ trợ y tế kịp thời. Nếu để tự chữa ở nhà thì rất có khả năng xảy ra những trường hợp đáng tiếc. 

a, Bổ sung nước và chất điện giải

Bên cạnh những phương pháp chữa trị cho chó bị tiêu chảy đơn giản trên, bạn có thể bổ sung các dung dịch đẳng trương (Ringerlactat, dung dịch nước sinh lý, dung dịch glucose đẳng trương,...) cho chó của bạn. Tuy nghiên, truyền dịch phải được tính toán theo nhu cầu của cơ thể nên bạn nên mang bé đến thú y để được truyền dịch đúng cách và khám kỹ càng hơn. Nếu được thì nên làm điện giải đồ để bổ sung điện giải chính xác hơn cho chó của bạn.

b, Dùng kháng sinh

Nếu chó bị tiêu chảy do bệnh nhiễm khuẩn dạ dày - ruột, bạn có thể cân nhắc cho chúng sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt những loại vi khuẩn gây hại. Hiện nay các thuốc kháng sinh phổ rộng như: Ampicillin, Amoxicillin, Penicillin sử dụng cho đường uống và tiêm đang được sử dụng rộng rãi. Để sử dụng đúng loại, đúng liều lượng, bạn hãy mang chó của bạn đến thú đi để được thăm khám và chỉ định dùng thuốc phù hợp.

c, Bổ sung dinh dưỡng

Ngoài bổ sung dinh dưỡng cho cún bằng thức ăn, bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại vitamin K, vitamin B, vitamin C và Sắt giúp năng cao sức đề kháng cho cún và cải thiện tình trạng thiếu máu nếu chó bị tiêu chảy có lẫn máu.

Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:  

Hệ thống phòng khám: https://pethealth.vn/pages/he-thong-benh-vien-thu-y-pethealth

Tổng đài: 1900 299 982

Website: pethealth.vn 

Đặt lịch khám: https://pethealth.vn/dat-lich/ 

Rất hân hạnh được đón tiếp!

Bài trước Bài sau
Bài viết liên quan:
Bài viết xem nhiều: