Những Điều Cần Lưu Ý Với Giống Chó Phú Quốc Mang Thai
- Người viết: Pet Health lúc
- Các loại bệnh
Những người nuôi chó Phú Quốc nên đặc biệt lưu ý đến thú nuôi của mình khi đến mùa sinh sản, đặc biệt là khoảng thời gian trước, trong và sau sinh để loại bỏ một cách tối ưu nhất tổn thất không đáng có đối với chú chó của mình.
Mỗi khi nghe đến giống chó quí hiếm, thậm chí nổi tiếng được nhiều người ưa chuộng, chắc hẳn chúng ta ai cũng sẽ nghĩ đến những giống chó Tây to lớn, dữ tợn. Nhưng ở ngay trên đất nước Việt Nam của chúng ta cũng có một giống chó sinh ra chính trên đất này nhưng có những khi trị giá lên tới cả mười ngàn đô la Mỹ, chính là giống chó Phú Quốc. Một trong những giai đoạn vất vả nhất trong quá trình chăm chú cún, chính là sau khi chó mẹ mang thai và sinh ra các chú chó con. Để việc nuôi chó Phú Quốc trở nên dễ dàng hơn, bạn nên hiểu rõ về kỹ thuật chăm sóc giúp chó sinh sản. Ít nhất chó trên mười tháng tuổi mới được đem đi phối giống, dưới bảy tháng tuổi tuyệt đối không phối giống vì lúc này cơ thế chúng chưa được hoàn chỉnh, thậm chí có thể dẫn đến việc sinh non.
Trước khi chó mẹ sinh
Thời điểm mang thai và trước sinh nở, không những thể chất mà bản tính của chó cái thay đổi rất nhiều nên đòi hỏi các công đoạn kỹ càng hơn trong quá trình chăm sóc.
Trước tiên, cần dự kiến thời gian sinh căn cứ vào thời điểm phối giống, phải ghi chép chính xác số lần và thời gian phối, bên cạnh đó quan sát độ to nhỏ của bụng để đoán số lượng thai. Lượng thai ít, bụng nhỏ sẽ khiến thời gian mang thai dài ra, phải lớn trên sáu mươi tư ngày mới sinh, thậm chí có trường hợp từ sáu mươi tám đến bảy mươi ngày. Ngược lại, thai càng nhiều sẽ đẻ càng sớm, có trường hợp từ năm mươi bảy đến năm mươi tám ngày mới sinh. Thế nên việc mở mắt nhanh hay chậm ở chó con phụ thuộc vào số lượng con.
Thứ hai, cần nhận biết các dấu hiệu khi sắp đẻ: có sữa trước khi sinh khoảng ba đến bốn ngày, có thể sờ và động thấy thai nhu ngay ngoài bụng. Chó mẹ có thể ăn ít hơn, tiểu nhiều hơn hay thậm chí đi tiểu không chủ động do bàng quang bị chèn ép.
Trước khi đẻ từ hai đến bốn giờ, chó thường bỏ ăn, thở gấp, kêu rít, cào bới có phản xạ làm “ổ đẻ”, lúc ngày chủ nuôi cần chuẩn bị chỗ đẻ thoáng mát, yên tĩnh, đủ ánh sáng, ấm áp và hạn chế tiếp xúc với con vật khác. Ngoài ra có thể đóng khuôn gỗ cho chó đẻ, kích thước phụ thuộc độ to nhỏ của chó mẹ.
Không ép chó mẹ ăn hay uống quá nhiều nước khi sinh hay thức ăn khó tiêu: mỡ, thức ăn tanh, sữa.
Khi có dấu hiệu đẻ khó: thai to, đau đẻ dữ dội nhưng sau bốn đến sáu tiếng vẫn không chịu đẻ, không có con rặn, cần mời bác sĩ thú ý đến tư vấn. Tốt nhất để chó đẻ tự nhiên, chỉ quan sát phát hiện những trục trặc trong khi sinh để xử lý, đặc biệt khi chó mẹ thay đổi tính tình, trở nên dữ tợn thì không nên can.
Cần lưu ý: Biểu hiện khác của những chú chó trước khi sinh là thường xuyên ủ rũ và cảm thấy mệt mỏi nên nếu không để ý kĩ, nhiều chủ nuôi sẽ lầm tưởng chúng bị ốm hoặc có vấn đề về đường tiêu hóa. Thực chất đây là những biểu hiện rất bình thường của chó mẹ trước khi sinh, nên đừng vội cho chúng uống thuốc mà gây nguy hiểm đến tính mạng của cả chó mẹ và chó con.
Chó mẹ khi mang thai có thể được tắm từ tuần thứ ba đến thứ tám nhưng khi tắm nên nhẹ tay để tránh việc động thai.
Sau khi chó mẹ sinh
Sau khi sinh, để chó mẹ nằm ở nơi ấm áp, khô ráo vì cơ thể của chúng lúc đó rất dễ bị nhiễm bệnh. Cho ăn các loại thức ăn như: thịt nạc, xương mềm, bí đỏ để lấy lại sức và có sữa cho con bú. Khi được sinh ra, chó sơ sinh cần được bú sữa mẹ một trăm phần trăm để đạt sức đề kháng tốt nhất, chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ nhưng không được tắm, chỉ cần lấy khăn ấm lau qua người vì đây là thời điểm chúng đang còn rất yếu. Không tách đàn khi chúng còn quá nhỏ, thông thường chó Phú Quốc phải đủ hai tháng tuổi mới bắt đầu cai sữa mẹ và tập ăn.
Tập luyện cho chó mang thai
Nhiều chủ nuôi vì lo sợ cho sức khỏe của chó nên dừng hẳn việc luyện tập hàng ngày nhưng đây là việc không nên làm chút nào. Thay vào việc dừng hẳn, chủ nuôi chỉ nên giảm cường độ của chó mẹ xuống, việc này sẽ mang lại một vài lợi ích nhất định: tăng khả năng đề kháng, phòng tránh bệnh tật; giúp phần xương chậu trở nên linh hoạt, dễ dàng hơn trong lúc đẻ; sau khi đẻ không bị yếu, chó con tránh được nguy cơ dị dạng.
Nhìn chung, trong thời kỳ sinh đẻ, chủ nuôi cần để tâm đến từng biểu hiện nhỏ của chó mẹ để kịp thời ứng biến. Nếu cảm thấy việc đỡ đẻ cho chúng là quá sức, hãy liên hệ trước với các cơ sơ thú y. Đừng quên bỏ túi một vài địa chỉ uy tín về thú ý như PetHealth nhé!
> Xem thêm các chương trình khuyến mãi tại Bệnh Viện Thú Y PetHealth