Giải Đáp Câu Hỏi Từ A – Z Về Việc Tiêm Phòng Vaccine Cho Thú Cưng (Phần 2)
- Người viết: Pet Health lúc
- Sự kiện
Nắm được lịch tiêm phòng vaccine cho thú cưng là chưa đủ, bạn cũng cần phải biết thêm các thông tin cụ thể như nên tiêm loại vaccine nào, thú cưng có bầu có nên tiêm không, vaccine có gây ung thư không?… Tất cả các câu hỏi này đều sẽ được giải đáp ở bài viết dưới.
> Giải đáp câu hỏi từ A – Z về việc tiêm vaccine cho thú cưng (Phần 1)
Bạn có thể tự tiêm vaccine cho thú cưng được không?
Về lý thuyết bạn có thể tự tiêm vaccine nếu bạn biết cách tiêm dưới da. Bạn không nên tự làm nếu gặp phải trường hợp sau:
- Bạn khó thể xử lý kim tiêm và thuốc đúng cách
- Bạn chưa sẵn sàng cho những trường hợp vật nuôi bị dị ứng
- Ở mèo có những hướng dẫn tiêm vaccine riêng biệt do đó quá trình tiêm cũng phức tạp hơn, đặc biệt nếu thú cưng của bạn không hợp tác.
Do đó nếu không đáp ứng đủ điều kiện bạn nên đưa thú cưng đến phòng khám thú y gọi liên hệ bác sĩ tiêm tận nhà.
Tá dược là gì?
Tá dược là một tác nhân dược lý được thêm vào vaccine bất hoạt để hỗ trợ cho việc tạo miễn dịch. Khi tiêm vaccine bất hoạt, cơ thể của thú cưng sẽ nhận ra rằng có một chất lạ và bắt đầu phá vỡ và loại bỏ nó. Nếu quá trình này xảy ra quá nhanh, các protein virus sẽ không có mặt đủ lâu để tạo ra phản ứng miễn dịch. Do đó tá dược giúp giữ virus bất hoạt và ổn định nó để chúng có thể được kéo dài và cung cấp sự kích thích hoàn chỉnh hơn cho hệ thống miễn dịch của thú cưng. Tuy nhiên tá dược này đã trở nên gây tranh cãi ở đặc biệt ở mèo vì có thể liên quan đến sự hình thành khối u (đặc biệt là u xơ tử cung).
Tiêm vaccine nhiều có gây nên bệnh hay không?
Nhiều người đã suy đoán rằng tiêm chủng hàng năm là nguyên nhân gây ung thư, bệnh thận và các bệnh phổ biến nhất của chó và mèo. Cho đến nay, không có bằng chứng rõ ràng rằng tiêm chủng hàng năm đã làm tăng tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe cụ thể.
Có ảnh hưởng không nếu tiêm mũi vaccine đầu sớm?
Nhiều người do lo sợ thú cưng của mình sẽ bị nhiễm bệnh nên vội vàng đưa đi tiêm sớm nhưng điều này lại vô tình khiến kích thích miễn dịch không đạt hiệu quả do kháng thể truyền từ người mẹ sang con gây cản trở vaccine. Thêm vào đó, nếu tiêm vaccine quá sớm còn làm tăng nguy cơ bị phản ứng ở thú cưng. Do đó, việc tiêm vaccine mũi đầu quá sớm không những không đem tới hiệu quả hơn nữa còn có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể thú cưng.
Vì sao khi mới đem chó mèo về không nên đưa đi tiêm vaccine luôn?
Thông thường bác sĩ thú y sẽ khuyến cáo bạn nên nuôi ở nhà từ 5-7 ngày để chắc chắn rằng chó mèo không bị ủ bệnh nào. Vaccine điều trị đều được điều chế từ virus đã được làm suy yếu nên nếu động vật có bệnh trước đó, việc tiêm vaccine sẽ cho chúng bị ốm và bệnh nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, việc bất ngờ thay đổi môi trường sống mới sẽ dễ khiến cho chó mèo bị căng thẳng, ảnh hưởng tới sức đề kháng.
Phản ứng vaccine có thể xảy ra?
Việc tiêm vaccine cũng tương tự như đưa một vật thể lạ vào cơ thể do đó sẽ có thể xảy ra các phản ứng, đặc biệt nếu là lần đầu tiên. Đa số thú cưng khi có phản ứng vaccine thường có các dấu hiệu như khó thở, thở dốc hay nổi các điểm xuất huyết trên cơ thể, đi tiểu ra máu kéo dài trong vòng 24h. Nếu có các phản ứng khác lạ bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ở tại bệnh viện khoảng 15 – 30 phút sau khi tiêm để theo dõi.
Chỉ tiêm 1 mũi vaccine liệu có đủ?
Nếu chỉ tiêm vaccine một mũi duy nhất chắc chắn sẽ không đủ kích thích hệ thống miễn dịch cho thú cưng. Với vaccine phòng bệnh như parvovirus, care virus, viêm cũi chó… sẽ phải tiêm tổng là 3 mũi, cách nhau khoảng 3-4 tuần mỗi mũi. Còn vaccine phòng dại sẽ bắt đầu được tiêm lúc 12 tuần tuổi, tiêm nhắc lại mũi hai khi được 24 tuần tuổi và nhắc lại mỗi năm để thú cưng có đầy đủ miễn dịch.
Nếu thú cưng chưa được tiêm vaccine đầy đủ thì vẫn sẽ có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt trong thời gian năm đầu. Do đó khi nếu mới đem thú cưng về, bạn không nên đưa đi chơi môi trường bên ngoài hoặc tiếp xúc với động vật khác cho đến khi hoàn thành đủ mũi tiêm.
Trên đây là những câu hỏi phổ biến khi tiêm vaccine, hy vọng bạn đã nắm được những thông tin cơ bản.
> Xem thêm các chương trình khuyến mãi tại Bệnh viện thú y PetHealth