Quy Trình Phẫu Thuật Tại Pethealth
- Người viết: Pet Health lúc
- Ngoại khoa
Bác sĩ thú y tại PetHealth hiểu rằng chủ nuôi có thể rất lo lắng khi nhận được tin thú cưng của mình phải phẫu thuật. Nhưng bạn hãy yên tâm rằng lời khuyên phẫu thuật chỉ được đề ra khi nó là giải pháp ích tốt nhất của thú cưng của bạn. Điều quan trọng đối với chúng tôi là bạn phải hiểu lý do tại sao việc phẫu thuật được đề nghị, dựa vào đó bạn sẽ thấy thoải mái khi đưa ra quyết định về cuộc phẫu thuật này cho thú cưng của bạn.
Phẫu thuật ngoại là một kỹ thuật không dễ dàng, bác sĩ cần phải suy xét và cân nhắc rất nhiều yếu tố, từ các biến chứng tiềm ẩn cho đến tiên lượng hồi phục. Tuy nhiên, vì y học thú y đã tiến bộ để bao gồm tất cả các cân nhắc hiện đại, nên nguy cơ thú cưng của bạn gặp bất kỳ biến chứng lớn nào từ hầu hết các cuộc phẫu thuật là rất thấp.
Bước 1: Các yếu tố bác sĩ cân nhắc trước khi phẫu thuật
Quyết định phẫu thuật bao gồm một cuộc thảo luận với chủ sở hữu về các biến chứng có thể xảy ra và tất cả các yếu tố cần được xem xét khi quyết định điều gì là tốt nhất cho thú cưng của bạn. Các yếu tố cần suy nghĩ khi xem xét phẫu thuật cho chó bao gồm:
- Tuổi và sức khỏe chung
- Các biến chứng tiềm ẩn do phẫu thuật
- Kết quả có thể xảy ra nếu phẫu thuật không được thực hiện
- Thời gian phục hồi và chăm sóc hậu phẫu theo yêu cầu của chủ sở hữu
- Vật lý trị liệu / Phục hồi chức năng nếu cần
Mặc dù quyết định phẫu thuật cho thú cưng của bạn cuối cùng là tùy thuộc vào bạn, nhưng bác sĩ thú y tại PetHealth sẽ trình bày cho bạn tất cả các dữ kiện và kết quả có thể xảy ra để giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt, có đạo đức và nhân ái vì lợi ích tốt nhất của cả bạn và thú cưng của bạn.
Bước 2: Trước phẫu thuật
Các hướng dẫn trước khi phẫu thuật cho thú cưng khác nhau tùy thuộc vào kỹ thuật ngoại khoa được thực hiện và việc phẫu thuật cho thú cưng là trường hợp khẩn cấp hay có kế hoạch. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một bộ hướng dẫn trước khi phẫu thuật thú cưng có thể được sử dụng làm hướng dẫn chung cho việc chuẩn bị trước phẫu thuật:
- Tuân theo các khuyến nghị của bác sĩ thú y về việc cho ăn và uống vào ngày trước và / hoặc buổi sáng của cuộc phẫu thuật, thường là không cho thú cưng ăn 6-8 tiếng trước khi phẫu thuật.
- Đưa thú cưng đến Bệnh viện thú y trước cuộc phẫu thuật 3-4 tiếng.
- Hãy lắng nghe cẩn thận hướng dẫn hẫu phẫu tại nhà từ bác sĩ hoặc y tá để đảm bảo bạn hiểu hết các thủ tục đó và gọi cho bệnh viện nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến việc chăm sóc hậu phẫu.
- Động vật có thể được chỉ định một số xét nghiệm cận lâm sàng cùng ngày hoặc ngày trước đó: xét nghiệm máu, siêu âm, X-quang, truyền dịch…..
Bước 3: Gây mê
Gây mê cho thú cưng sẽ có tỷ lệ an toàn cao khi bệnh súc ổn định trước khi làm phẫu thuật thủ thuật, cộng thêm việc tìm hiểu kỹ về tình trạng bệnh của chó trước khi phẫu thuật. Luôn có một số rủi ro đối với việc gây mê, tuy nhiên, rủi ro là cực kỳ thấp khi được thực hiện bởi bác sĩ thú y và đội phẫu thuật có trình độ cao.
Bước 4: Chăm sóc sau phẫu thuật
Cũng giống như hướng dẫn trước khi phẫu thuật, các quy trình chăm sóc và phục hồi sau phẫu thuật cho thú cưng cũng khác nhau tùy thuộc vào loại quy trình được thực hiện và phẫu thuật có phải là trường hợp khẩn cấp hay không. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một bộ hướng dẫn phục hồi sau phẫu thuật cho chó có thể được sử dụng làm hướng dẫn chung cho việc chăm sóc hậu phẫu:
- Ở nhà, cho phép thú cưng của bạn vận động nhẹ trong không gian ấm áp, yên tĩnh do chúng chọn (nếu có thể) để tăng sự thoải mái và giảm căng thẳng
- Hạn chế tiếp xúc ngoài trời trong ít nhất 24 giờ, sau đó có thể ra hít thở 15-30 phút dưới sự giám sát của chủ. Việc đi bộ nhẹ ngoài trời chỉ được thực hiện sau khi vết khâu được cắt chỉ.
- Chăm sóc vết khâu: Hầu hết các cuộc phẫu thuật sẽ cần thực hiện vết khâu, dài hoặc ngắn tuỳ thuộc vào kỹ thuật mổ. Bác sĩ thú y sẽ gửi cho bạn một danh sách các việc bạn phải làm ở nhà, thường thì sẽ bao gồm các việc chính là sát trùng vết thương, thay băng, giữ cho động vật không liếm vết mổ….
- Một chiếc vòng cổ Elizabeth sẽ đảm bảo thú cưng không liếm hoặc cắn vết khâu. Bạn cần biết tầm quan trọng của loại vòng này để không cắt giảm chúng trong chi phí liên quan đến phẫu thuật.
- Theo dõi vết mổ để biết các dấu hiệu nhiễm trùng có thể bao gồm đỏ hoặc sưng
- Tiếp tục thực hiện chương trình phục hồi cho thú cưng của bạn (tiêm thuốc, vật lý trị liệu, châm cứu….) cho đến khi bác sĩ thú y yêu cầu thay đổi hoặc ngừng chương trình đó
Hãy cẩn thận lắng nghe hướng dẫn sau phẫu thuật từ bác sĩ/ y tá thú y và gọi cho bệnh viện nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến việc chăm sóc hậu phẫu cho thú cưng của mình.
> Xem thêm các chương trình khuyến mãi tại Bệnh Viện Thú Y PetHealth