DMCA.com Protection Status

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Chó Mang Thai

SHOCK NHIỆT Ở CHÓ 05

Bạn muốn chó mang thai? Bạn đã sẵn sàng chứ? Hãy tìm hiểu thông tin về quá trình mang thai trên các bài viết của PetHealth. Chó của bạn đã sẵn sàng về thể chất và dinh dưỡng chưa? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về dinh dưỡng giúp chó của bạn thụ thai, mang thai thành công, chó con khỏe mạnh.

Dinh dưỡng tốt tạo tiền đề cho việc sinh sản và mang thai thành công.”

Một chó mẹ suy dinh dưỡng – cả dạng thừa cân và dạng thiếu cân – sẽ có những biến chứng bất thường trong quá trình sinh sản, và cả những chú chó con cũng nhận hậu quả này.

Béo phì là vấn đề liên quan đến dinh dưỡng phổ biến nhất trong việc sinh sản của chó. Béo phì có thể gây ra kéo dài thời gian giữa các chu kỳ động dục, giảm khả năng sinh sản trọn đời. Béo phì cũng có thể làm giảm số lượng trứng được giải phóng khi rụng trứng, dẫn đến số con sinh ra ít hơn. Béo phì làm tăng nguy cơ Kẹt thai (khó sinh chó con). Cuối cùng, béo phì có thể làm giảm sản xuất sữa trong thời kỳ cho con bú, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự tăng trưởng của chó con. Một con chó thừa cân hoặc béo phì nên giảm cân trước khi sinh sản. Đối với dinh dưỡng trong quá trình động dục thì bản chất cơ thể cũng không cần tỉ lệ hay thành phần các chất dinh dưỡng khác mọi ngày. Khi mang thai chúng ta cần điều chỉnh lại tổng lượng calo hấp thu.

Nên cho chó ăn như thế nào khi mang thai?

Chó thường mang thai trong 62 ngày, cộng hoặc trừ 2 ngày. Mang thai được chia thành tam cá nguyệt, và một con chó khỏe mạnh, được nuôi dưỡng tốt sẽ tăng khoảng 15-20% so với trọng lượng của cô khi sinh sản. Cho ăn quá nhiều có thể dẫn đến béo phì vào cuối thai kỳ, làm tăng nguy cơ chuyển dạ khó khăn hoặc kéo dài và gây thêm căng thẳng cho chó con. Ngược lại, ăn không đủ dinh dưỡng khi mang thai có thể dẫn đến mất phôi, sự phát triển của thai nhi bất thường, sảy thai tự nhiên hoặc thai chết lưu, số lượng con trong lứa nhỏ và chó con nhẹ cân không phát triển mạnh.

Trong hai tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ, các yêu cầu dinh dưỡng của cô ấy về cơ bản giống như đối với một con chó trưởng thành. Điều quan trọng là cô ấy không giảm cân hoặc ốm bệnh trong thời gian này, vì vậy hãy theo dõi cân nặng và tình trạng cơ thể của cô ấy, tăng thực phẩm khi cần thiết. Điều quan trọng không kém là một con chó không bị thừa cân hoặc béo phì do cho ăn quá nhiều trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai. Cho ăn theo bữa cụ thể và cố định là cách tốt nhất để kiểm soát tình trạng cơ thể và tăng cân khi mang thai.

Tam cá nguyệt thứ ba, là khoảng 40 ngày mang thai, những chú chó con trải qua sự phát triển nhanh nhất của chúng, chúng bắt đầu tạo ra gánh nặng với chó mẹ cả thể chất lãn trọng lượng.

 Nhu cầu năng lượng cao nhất cho cho chó mẹ vào khoảng từ tuần thứ 6 đến thứ 8 của thai kỳ. Nhu cầu năng lượng của cô có thể cao hơn 30-60% so với khẩu phần dinh dưỡng dưỡng của một con chó trưởng thành bình thường. Tăng 30% hoặc 60% là tùy thuộc vào số con trong lứa. Thách thức trong tam cá nguyệt thứ ba, đặc biệt là trong những tuần cuối cùng trước khi sinh, là xoang bụng chó mẹ chứa đầy chó con, không còn chỗ cho thức ăn trong đường tiêu hóa. Trong giai đoạn này, chó mẹ nên được cho ăn thức ăn chế biến sẵn/ hạt khô/ khẩu phẩn tự nấu chuyên dành cho chó con hoặc chó đang trong thời gian tăng. Thức ăn được chia làm nhiều bữa ăn nhỏ có thể cung cấp cho chó mẹ đủ lượng chất dinh dưỡng và calo. Tuy nhiên, bạn nên chọn thức ăn cho chó con giống nhỏ để cho chó mẹ ăn, không cho ăn thức ăn cho chó con được phối hợp khẩu phần cho chó con giống lớn vì điều này sẽ không có sự cân bằng phốt pho canxi chính xác để hỗ trợ xương phát triển của thai nhi hoặc sản xuất sữa khỏe mạnh. Bổ sung axit folic và bổ sung axit béo thiết yếu có thể có lợi để hỗ trợ thai nhi phát triển. 

Chó cho con bú thậm chí cần nhiều dinh dưỡng hơn cả chó mang thai. Điều này có đúng không?

Chắc chắn rồi. Nhu cầu năng lượng của chó mẹ thực sự tăng sau khi sinh và trong thời kỳ cho con bú. Với nhu cầu năng lượng cao nhất của cô ấy, 3-5 tuần sau khi sinh, cô ấy có thể cần gấp 2-4 lần lượng calo của một con chó trưởng thành khỏe mạnh bình thường. Nhu cầu năng lượng của chó mẹ sẽ giảm và trở lại bình thường sau khoảng 8 tuần sau khi sinh – khi chó con cai sữa hoàn toàn.

Xem ngay: Cách giải quyết chó mẹ không có sữa

Cho con bú là thời kỳ thức ăn cho chó mẹ phải tăng cả về chất và lượng để duy trì sản xuất sữa, cân nặng và tình trạng cơ thể. Đánh giá định kỳ về tình trạng cơ thể của cô ấy cung cấp cơ hội để điều chỉnh việc cho ăn. Giống như tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ, có thể cho chó mẹ ăn thức ăn cho chó con dễ tiêu hóa, chất lượng cao.

Trong 3-4 tuần đầu cho con bú, nên cho chó mẹ ăn tự do theo nhu cầu của nó, trừ khi nó chỉ có một hoặc hai con chó con thì lượng sữa cũng không cần quá thừa. Nên quan sát sở thích của chó mẹ để cho phép cô ấy có thể ăn theo lịch trình riêng của mình. Khi chó con khoảng 3 tuần tuổi trở nên thì có thể cho chúng nếm thử thức ăn của mẹ. Không nên cho ăn tự do trong khi nuôi dưỡng chỉ một hoặc hai con chó con vì nó làm con mẹ tạo ra nhiều sữa hơn nhu cầu nuôi con, có khả năng khiến con mẹ bị viêm vú (viêm tuyến sữa).

Tôi có cần thay đổi khẩu phần khi chó mẹ bắt đầu cai sữa?

Hạn chế lượng thức ăn cho chó mẹ trước và trong khi cai sữa có thể giúp giảm sản lượng sữa, làm nó thoải mái hơn một chút. Vào ngày đầu tiên cai sữa, chúng ta tách con ra và cho nếm một chút thức ăn. Đến đêm thì cho chó con vào bú mẹ. Ngày thứ hai của việc cai sữa, những con chó con được tách ra khỏi mẹ của chúng và chó mẹ được cho ăn khoảng 25% phần trước khi sinh sản. Khi đã qua 4 – 5 ngày, thì tăng khẩu phần trở lại giống như trước khi sinh. Lúc này chó con phải tách hoàn toàn khỏi chó mẹ để cơ thể chó mẹ dừng sản xuất sữa.

Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:  
Tổng đài: 1900 299 982
Website: pethealth.vn 
Đặt lịch khám: https://pethealth.vn/dat-lich/
Rất hân hạnh được đón tiếp!

> Xem thêm các chương trình khuyến mãi tại Bệnh Viện Thú Y PetHealth

Bài trước Bài sau
Bài viết liên quan:
Bài viết xem nhiều: