Các Câu Hỏi Về Giảm Bạch Cầu Ở Mèo

bệnh giảm bạch cầu ở mèo 01

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là bệnh gì? Loại virus này gây viêm ruột nghiêm trọng và có lẽ là mối đe dọa bệnh tật lớn nhất đối với bất kỳ cơ sở cứu hộ mèo nào và có tỷ lệ tử vong rất cao, đặc biệt là ở mèo con chưa được tiêm phòng. Bệnh này có liên quan chặt chẽ với Parvovirus được tìm thấy ở chó nhưng không truyền từ chó sang mèo hoặc mèo sang chó hoặc người.

Bệnh giảm bạch cầu lây truyền như thế nào?

Tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gián tiếp với phân bị nhiễm virus, ví dụ: trên đĩa thức ăn, thảm, khăn lót, v.v., bọ chét. Bệnh có thể truyền từ mèo mẹ mang thai sang mèo con qua nhau thai

Mức độ lây lan của bệnh Giảm bạch cầu như thế nào?

Mức độ lây lan là cực cao do Virus có khả năng sống lâu trong môi trường và có độc lực cao.

Thời gian ủ bệnh là bao lâu?

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có thời gian ủ bệnh là 2-10 ngày

Dấu hiệu mèo bị nhiễm bệnh là gì?

Nôn mửa dữ dội và tiêu chảy, sốt, mất nước, sụt cân, chán ăn, trầm cảm. Đôi khi người ta thấy mèo con đã chết, trước đó không có dấu hiệu của bệnh.

Sau khi khỏi bệnh, mèo sẽ còn thải virus trong bao lâu?

Mèo bị nhiễm FPV có thể tiếp tục bài tiết vi-rút trong ít nhất sáu tuần sau khi khỏi bệnh.

Chẩn đoán bệnh giảm bạch cầu trên mèo bằng các nào?

  • Xét nghiệm công thức máu tổng quát giúp tìm ra dấu hiệu bệnh khi Virus làm thay đổi các chỉ số về Hồng cầu và bạch cầu trong công thức máu.
  • Xét nghiệm test mẫu phân tìm ra kháng nguyên là virus hoặc kháng thể chống lại virus trong mẫu phân. Test kháng nguyên hay kháng thể là tuỳ loại sản phẩm.

Chữa bệnh cho mèo mắc giảm bạch cầu như thế nào?

Cần điều trị tích cực nếu mèo muốn sống sót, vì bệnh này có thể giết chết mèo trong vòng chưa đầy 24 giờ. Điều trị bằng cách truyền máu toàn phần để cải thiện tình trạng giảm tiểu cầu, truyền dịch tĩnh mạch vì hầu hết mèo bị mất nước, tiêm vitamin A, B và C, kháng sinh thế hệ IV để ngăn ngừa nhiễm trùng huyết, bệnh lý phát triển ở hầu hết mèo bị giảm bạch cầu nếu không dùng kháng sinh. 

Nội dung liên quan: Triệt sản cho mèo cái – những điều bạn cần biết

Cơ hội sống của mèo mắc bệnh giảm bạch cầu như thế nào? (tiên lượng về bệnh)

  • Đối với mèo con bị mắc bệnh tại thời điểm nhỏ hơn hai tháng tuổi, 95% tử vong bất kể cả nỗ lực điều trị. 
  • Mèo con hơn hai tháng tuổi có tỷ lệ tử vong 60-70% khi điều trị và tỷ lệ tử vong gần 100% nếu không được điều trị. 
  • Mèo trưởng thành có tỷ lệ tử vong 10–20% nếu được điều trị, và tỷ lệ tử vong 85% nếu không được điều trị.
  • Mèo già có tỷ lệ tử vong 20–30% nếu được điều trị và tỷ lệ tử vong 90% nếu không được điều trị.

Phương pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì?

Vì virus giảm bạch cầu có khả năng lây lan cao và độc lực mạnh nên phương pháp phòng bệnh tốt nhất là chủ động tiêm vacxin cho mèo con khi đạt độ tuổi từ 6-8 tuần.

Cần lưu ý gì để phòng bệnh giảm bạch cầu với mèo nuôi thành đàn?

Nếu bạn nuôi mèo thành đàn cần xây dựng hàng rào hoặc đóng chuồng để hạn chế mèo tiếp xúc với môi trường quá rộng. Đồng thời lên kế hoạch làm vệ sinh, phun khử trùng chuồng trại là điều cần thiết.

Virus giảm bạch cầu sống trong môi trường bao nhiêu lâu?

Họ virus Parvovirus đặc biệt sống lâu trong môi trường, kéo dài từ 1 đến 7 tháng – thường tồn tại 5-7 tháng ở môi trường bên ngoài. Việc tiêu diệt hoàn toàn vi rút thường là không thể.

Thuốc khử trùng nào diệt được virus gây bệnh giảm bạch cầu?

  • Trigene Advance,
  • Virkon & Bleach (5%) ( diluted 1 part bleach to 32 parts water @32ml/litre of water)

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có lây sang người không?

Như đã nói ở trên, tuy virus gây bệnh giảm bạch cầu mèo có cùng họ với virus gây bệnh Parvo ở chó nhưng chúng không gây ra bệnh cho chó, cũng không lây bệnh cho người. Hiện nay cũng chưa có bằng chứng nào cho thấy chó và người có thể mang trùng. Như vậy chúng ta có thể hiểu rằng virus FPV gây bệnh riêng trên mèo.

Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:  
Tổng đài: 1900 299 982
Website: pethealth.vn 
Đặt lịch khám: https://pethealth.vn/dat-lich/
Rất hân hạnh được đón tiếp!

> Xem thêm các chương trình khuyến mãi tại Bệnh Viện Thú Y PetHealth

Bài trước Bài sau
Bài viết liên quan:
Bài viết xem nhiều: