Mèo Mắc Bệnh Phần 2: Pethealth Đưa Ra Cách Để Nhận Biết Chính Xác

chắm-sóc-mèo-sau-khi-triệt-sản

Mèo mắc bệnh thường ẩn nấp, hoặc thói quen hằng ngày (ngủ) diễn ra với tần suất dày đặc. Để xác định mèo có thật sự mắc bệnh hay không, Petheath sẽ đưa ra một số thông tin giúp bạn đọc có thêm kiến thức cho bản thân khi đang sở hữu 1 chú mèo đáng yêu.

mèo mắc bệnh hay gặp

Quan sát triệu chứng để nhận biết mèo mắc bệnh

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết thường gặp ở mèo khi có dấu hiệu chuẩn bị mắc bệnh. Chủ nhân phát hiện sớm thú cưng có những biểu hiện như trên mang đến ngay cơ sở y tế thú y uy tín nhất, trước khi có thể biến chứng nặng khó cứu chữa.

Nhận biết nôn mửa

Nếu mèo có hiện tượng nôn, đặc biệt nhiều lần trong ngày. Mèo bỏ ăn nằm mệt mỏi, thì đây có thể là dấu hiệu rõ ràng. Trong trường hợp mèo không uống nước hay nôn mửa sau khi uống, thì chúng cần được đưa đi khám.

Đa số mèo có thói quen nôn mửa, có nghĩa là chúng thỉnh thoảng nôn (một hoặc hai lần một tuần)  để thanh lọc cơ thể. Bạn không cần phải lo lắng nếu mèo vẫn linh hoạt, nhanh nhẹn, có hành vi bình thường và ăn uống tốt.

Xem thêm: Bệnh ho cũi chó

mèo mắc bệnh ốm vặt

Quan sát bệnh tiêu chảy

Phân mèo bình thường có dạng giống xúc xích. Khi mắc bệnh tiêu chảy, phân ở dạng lỏng và không có hình dạng cố định. Nếu mèo vẫn khỏe mạnh, bạn có thể chờ 24 giờ để xem mèo có ăn gì không tốt cho đường ruột hay không.

Tuy nhiên, nếu chúng nôn mửa, không ăn uống, lờ đờ, hoặc hôn mê, hay phân có máu hoặc dịch nhầy (chất giống như đông sương), khi đó bạn cần đưa mèo đi khám bác sĩ.

Quan sát mức độ hoạt động của mèo

Mệt mỏi, hoặc thiếu năng lượng là dấu hiệu của sốt, khó thở, hoặc đau đớn. Điều này khác với khi mèo ngủ nhiều hơn. Nếu mèo có hiện tượng hôn mê và thở nhanh, bạn cần đưa chúng đi khám ngay.

Ghi chú hành vi của mèo. Nếu mèo rơi vào tình trạng mệt mỏi không bình thường và không quan tâm đến hoạt động thường ngày, thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy chúng suy dinh dưỡng hoặc đau ốm.

Xem thêm: Chó bị bệnh đường ruột phải làm sao

Phát hiện vấn đề hô hấp

Nếu mèo thở nhanh và nông hoặc mở miệng, không tự ráng sức, thì bạn cần đưa chúng đến bác sĩ thú y. Bạn cũng cần chú ý việc mèo khó thở ở mức độ nào. Nếu cơ bụng phồng lên để cố gắng thở, bạn cần đưa mèo đi khám.

Đôi khi, việc kêu rừ rừ có thể gây nhầm lẫn khi xác định tốc độ hô hấp (làm cho tốc độ nhanh hơn). Vì vậy bạn nên đếm số nhịp thở khi mèo không kêu rừ rừ hoặc đang ngủ. Tốc độ hô hấp bình thường ở mèo là 20-30 nhịp/phút, và thấp hơn khi chúng thư giãn.

chăm sóc mèo mắc bệnh như thế nào

Chú ý hiện tượng nghiêng đầu, chóng mặt, hoặc mất phương hướng

Tất cả dấu hiệu này đều có thể là triệu chứng rối loạn thần kinh hoặc viêm tai. Nếu xuất hiện các triệu chứng này, bạn cần đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y ngay lập tức.

Mèo là loài sinh vật hoạt động nhanh nhẹn trên đôi chân linh hoạt. Nếu đặc điểm này thay đổi và chúng trở nên vụng về, lóng ngóng, nghiêng đầu về một bên, thì đây hoàn toàn không bình thường. Mèo có nguy cơ đột quỵ, huyết áp cao, hoặc thậm chí là u não, vì vậy đưa chúng đi khám là điều nên làm.

Chải lông cho mèo thường xuyên để kiểm tra khối u

Hầu hết cục u và nhọt đều lành tính, nhưng nếu có hiện tượng rỉ nước hoặc mềm thì cần phải kiểm tra. Ngoài ra, bạn cần chú ý mùi hôi xuất phát từ vết xước bị nhiễm trùng. Nếu không nhiễm trùng có thể gây nên nhiễm độc máu.

Quan sát mắt mèo

Kiểm tra mắt (mũi) xem có dịch tiết nhiều hay không. Nếu mắt mèo nhìn giống như đang khóc, có thể chúng bị dị ứng hoặc viêm xoang. Nếu chất nhầy đi kèm với uống nước/đi tiểu nhiều, hôn mê, và bộ lông có màu đục thì bạn cần đưa mèo đi khám bác sĩ để phát hiện suy giảm chức năng thận có thể xảy ra.

Bạn cũng nên kiểm tra xem đồng tử của mèo có giãn ra không. Một số bệnh làm cho mắt mèo giãn nở ra và duy trì ở trạng thái đó. Bạn cần đưa chúng đi khám ngay lập tức nếu phát hiện thấy đồng tử giãn to.

Kiểm tra miệng mèo

Cụ thể, bạn cần quan sát dấu hiệu nướu răng đổi màu. Nếu thấy nướu, đặc biệt là nướu đen, chuyển sang màu nhạt, thì có thể mèo đã mắc bệnh. Ngoài ra bạn cũng cần ngửi hơi thở của chúng. Nếu có mùi lạ không phải do thức ăn, thì chúng có lẽ đang gặp vấn đề.

Xem thêm: Bệnh giảm bạch cầu ở mèo

meo-chua-may-thang-thi-de

Kiểm tra bệnh cụ thể để phát hiện mèo bị bệnh

Một số biểu hiện khác có thể nhìn thấy bằng mắt thường để nhận biết rằng mèo bị bệnh:

Phát hiện bọ chét

Quan sát hiện tượng mèo gãi liên tục vì có thể chúng có bọ chét trên người. Nếu thấy mèo thường xuyên gãi, bạn cần kiểm tra từng điểm.

Dùng lược răng sít và chải lông cho chúng. Tìm kĩ các đốm nhỏ màu nâu, di chuyển nhanh (bọ chét) đặc biệt ở vùng cổ và tai mèo. Cũng có thể phát hiện bọ chét bằng cách chải lông cho mèo trên miếng giấy trắng. Bạn sẽ thấy bọ chét bám trên răng lược hoặc phân bọ chét trên giấy.

Nếu phát hiện phân bọ chét có hình dạng như dấu phẩy màu đen. Đặt lên vải len bông ẩm, chúng sẽ hòa tan thành vệt máu.

Quan sát hiện tượng ho khan và nôn mửa là dấu hiệu của dị vật lông dạ dày

Chúng có thể làm cho hơi thở có mùi hôi hoặc chán ăn. Vấn đề dị vật lông dạ dày nghiêm trọng có thể biến chứng thành Dị vật tóc lông (cục u lông cứng và thức ăn có mùi hôi không tiêu hóa được).

Trong trường hợp nặng cần phải tiến hành phẫu thuật. Bạn cần chải lông cho mèo thường xuyên để giảm thiểu dị vật lông dạ dày.

Một số phương pháp chữa trị tại nhà hiệu quả bao gồm thêm chất bổ sung vào thức ăn như là: Slippery Elm Bark để bôi trơn dị vật lông dạ dày hoặc bí ngô xay nhuyễn (đóng hộp) thêm chất xơ vào phân, đẩy dị vật ra ngoài.

Những loại này có thể được thêm vào định kỳ để chữa trị như cá hoặc thịt gà/gan nấu chín như là biện pháp phòng ngừa dị vật lông dạ dày. Và bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để chắc rằng vấn đề nghiêm trọng hơn không phải là nguyên nhân.

Phát hiện bệnh cường giáp, hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức

Triệu chứng bao gồm ăn nhiều hoặc khát nước, sút cân không rõ nguyên nhân (đặc biệt là rối loạn cơ), căng thẳng hoặc cáu kỉnh, nôn mửa thường xuyên, hôn mê và yếu sức, tiêu chảy, hoặc lông bù xù.

Nếu có từ hai triệu chứng nêu trên, mèo của bạn cần được đi khám bác sĩ thú y. Cường giáp thường xảy ra ở mèo thuộc độ tuổi trung niên hoặc già, hiếm khi xảy ra ở mèo nhỏ .

Hiện tượng ăn nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo mèo cần đi khám bác sĩ. Hormone tuyến giáp kích thích sự thèm ăn có thể làm tăng tỷ lệ trao đổi chất và làm chức năng cơ quan hoạt động quá sức.

Quan sát dấu hiệu tiểu đường ở mèo

Triệu chứng bao gồm nôn mửa, mất nước, đuối sức, chán ăn, khát nước và đi tiểu nhiều, sút cân, hơi thở không bình thường, và bộ lông bù xù. Tiểu đường ở mèo có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng mèo già và béo phì thường dễ mắc bệnh này hơn.

Nếu mèo có bất kỳ triệu chứng nào, bạn cần đưa mèo đến khám bác sĩ để xét nghiệm mức đường huyết và đường trong nước tiểu.

mèo mắc bệnh thường gặp

Quan sát dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở mèo

Dấu hiệu vấn đề bệnh đường tiết niệu bao gồm đi tiểu khó và thường xuyên, chán ăn, bơ phờ, có máu trong nước tiểu, hoặc liếm bộ phận sinh dục liên tục. Đây là bệnh nhiễm đường tiết niệu đau đớn có thể gây tử vong.

Bệnh đường tiết niệu: do nhiều nguyên nhân gây nên như giảm hấp thu nước, bí tiểu, nhiễm vi-rút, vi khuẩn, hoặc do chế độ ăn uống. Một số thức ăn khô hình thành tinh thể trong nước tiểu gây trầy xước và kích ứng niêm mạc bàng quang.

Nếu không được chữa trị, chúng có thể biến thành sỏi bàng quang gây ảnh hưởng nghiêm trọng làm tắc nghẽn.

Trên đây là những kinh nghiệm thực tế được PetHealth chia sẻ. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình nuôi dạy mèo cưng

Bài viết có tham khảo từ nguồn: wikihow.vn

Xin chân thành cảm ơn!
Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:  
Tổng đài: 1900 299 982
Đặt lịch khám: https://pethealth.vn/dat-lich/ 
Rất hân hạnh được đón tiếp!

> Xem thêm các chương trình khuyến mãi tại Bệnh viện thú y PetHealth

Bài trước Bài sau
Bài viết liên quan:
Bài viết xem nhiều: