DMCA.com Protection Status

Đỡ Đẻ Cho Chó Mèo: Tôi Là Bác Sĩ “Đỡ Đẻ”

đỡ đẻ cho chó mèo

Có một sự thật là tôi đã thực hiện rất nhiều ca khó đẻ cho các “sản phụ”. Bệnh nhân của tôi chính là các chú cún, chú mèo đáng yêu. Đỡ đẻ cho chó mèo không phải là công việc đơn giản. Đỡ đẻ cho chó, đỡ đẻ cho mèo thật sự là 1 công việc gian nan; không khác gì ngành nhân y.

Câu chuyện về đỡ đẻ cho chó mèo

Việc đỡ đẻ cho chó hay đỡ đẻ cho mèo tưởng chừng là một công việc phức tạp và khó khăn. Tuy nhiên nếu đã có kinh nghiệm và thuần thục mọi thao tác thì nó lại cực kỳ dễ dàng. Hãy cùng theo dõi câu chuyện đỡ đẻ ngay sau đây nhé!

Người đỡ đẻ cho chó và mèo

Cơ duyên cực kỳ lớn đã giúp tôi trở thành bác sĩ thú y của bệnh viện thú y Pethealth dành tình yêu cho các bé thú cưng. PetHealth hiện là một trong những đơn vị kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành điều trị bệnh; chăm sóc thú cưng được nhiều gia đình gửi gắm lựa chọn chăm sóc các bé.

Thực tế mà nói với ngành nghề đặc thù này sẽ gặp vô số các trường hợp không chỉ có niềm vui nhân đôi; nỗi buồn hay cả những trường hợp cười ra nước mắt.  Tôi đỡ đẻ cho hàng trăm cô chó với đủ các giống khác nhau nhưng giống chó nhỏ như Phốc Sóc, Chihuahua,.. Thường là những chú cún khó sinh nhất do cấu tạo cơ thể. Hoặc cũng có thể do bệnh tật tuổi già.

Lần đầu đỡ đẻ có bỡ ngỡ?

Tôi nhớ lần đầu tiên một mình đỡ đẻ cho chó là một buổi chiều hè. Có người bồng một bé Phốc đến. Bé sinh đôi, nhưng chú chó con ra đời trước đã chết. Bé còn lại vẫn kẹt trong bụng mẹ. Thăm khám xong tôi quyết định mổ ngay. Người chủ nước mắt giàn dụa bảo: Mổ lỡ chết thì sao”, nhất định đòi tìm cách khác. Vừa bực mình vừa buồn cười tôi trấn an mãi thì cuối cùng cũng để cho mổ. Ca mổ thành công. Cô chó cùng chú phốc con chào đời khỏe mạnh.

Có nhiều khách hàng thường xuyên cho các bé thăm khám ở PetHealth thì lại phàn nàn; Sao PetHealth không mở rộng thêm chi nhánh? Rồi thì các bác sĩ tận tâm với các bé nhưng hình như hơi ít người.

Thực tế hiện nay PetHealth đã có thêm khá nhiều các bác sĩ chuyên khoa về; và được đầu tư trang thiết bị hiện đại nhất phục vụ cho việc thăm khám; chữa bệnh và chăm sóc các bé hiệu quả. Và tôi vẫn là người chịu trách nhiệm cho những ca sinh khó của các bé với tình yêu và niềm tin lan tỏa yêu thương nhất tới các bé thú cưng.

Tham khảo thêm: Cách tắm cho mèo an toàn và hiệu quả nhất

Vậy đỡ đẻ cho mèo có giống đỡ đẻ cho chó không?

Về nguyên tắc chung thì đỡ đẻ cho mèo cũng tương tự như đỡ đẻ cho chó. Bạn cần đánh giá được các biểu hiện sắp sinh như giảm ăn; bỏ ăn, mặt mũi căng thẳng, đái rắt, thỉnh thoảng nôn,… để chuẩn bị cho đầy đủ.

Khi sinh nếu võ ối hoặc rặn đẻ khoảng 15 phút chưa thấy con ra thì bạn cần gọi ngay bác sĩ đến để tìm giải pháp phù hợp. Tuy nhiên nếu bạn chưa có kinh nghiệm đỡ đẻ cho mèo thì lời khuyên an toàn nhất trong trường hợp mang chúng đến cơ sở thú ý uy tín. Các bác sĩ tại đó sẽ chăm sóc và hỗ trợ đỡ đẻ cho mèo nhanh chóng, hiệu quả nhất.

Lưu ý khi đỡ đẻ cho chó, đỡ đẻ cho mèo

Việc đầu tiên cũng như quan trọng nhất chính là sự chuẩn bị chu đáo cho thú cưng chuẩn bị nằm ổ. Do vậy bạn cần theo dõi cực sát và ghi chú thời gian mang thai của chó, mèo để tính chính xác ngày hạ sinh.

  • Không được cho chó mèo ăn uống quá nhiều trước khi sinh. Nhất là những loại thức ăn khó tiêu hóa.
  • Khi để, vùng kín của chúng sẽ lồi ra màng ổi. Bạn cần dùng một tay để đỡ, còn tay kia vuốt theo chiều từ trên xuống. Nếu thú cưng rặn khó khăn thì bạn có thể dùng tay kéo bọc ối đến khi chó con, mèo con được lấy ra thì dùng khăn bông lau sạch mặt để chúng không bị ngạt thở.
  • Khi đỡ đẻ cho chó hay đỡ đẻ cho mèo xong thì bạn đặt chúng vào ổ thoáng, lót vải mềm, đủ ảnh sáng, yên tĩnh. Đặc biệt là hạn chế nhiều người qua lại.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về đỡ đẻ cho chó đỡ đẻ cho mèo mà đội ngũ chuyên gia PetHealth muốn gửi đến cho bạn đọc. Mong rằng bài viết đã cung cấp đến bạn những kiến thức hữu ích nhất để từ đó có thêm các kinh nghiệm để đón thú cưng chào đời một cách an toàn. Xin chân thành cảm ơn!

Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:  
Tổng đài: 1900 299 982
Website: pethealth.vn 
Đặt lịch khám: https://pethealth.vn/dat-lich/
Rất hân hạnh được đón tiếp!

Các câu hỏi thường gặp

Có nên tự đỡ đẻ cho chó hay không?

Nếu bạn là người đã có kinh nghiệp trong việc đỡ để thì điều này hoàn toàn có thể làm được. Hơn thế nữa, phần lớn các chú tự “đỡ đẻ” theo bản năng của chúng. Nhưng chủ nhân cũng cần theo dõi để trợ giúp để tránh các sự cố đáng tiếc xảy đến.

Đỡ đẻ cho mèo có giống đỡ đẻ cho chó

Về nguyên tắc chung thì đỡ đẻ cho mèo cũng giống như đỡ đẻ cho chó. Việc bạn cần làm chính là cập nhật được các biểu hiện sắp sinh của chúng như bỏ ăn, ăn ít, mặt mũi căng thẳng, thỉnh thoảng bị nôn, đái rắt,… để chuẩn bị đầy đủ.

Lưu ý khi đỡ đẻ cho thú cưng

Điều bạn cần quan tâm nhất chính là chuẩn bị chu đáo cho thú cưng để chuẩn bị nằm ổ. Tính chính xác ngày hạ sinh để đỡ đẻ cho chó mèo hiệu quả. Ngoài ra bạn cũng không nên cho chó mèo uống nhiều nước, ăn các loại thức ăn khó tiêu trước khi sinh.

Bài trước Bài sau
Bài viết liên quan:
Bài viết xem nhiều: