Chăm Sóc Chó Đẻ Đúng Cách

chăm-sóc-chó-đẻ

Hướng dẫn chăm sóc chó đẻ đúng cách sẽ giúp chó mẹ và con được an toàn, khỏe mạnh sau cuộc vượt cạn thành công. Bản năng tự nhiên sẽ giúp chó mẹ vượt qua cuộc sinh nở, nhưng bạn cũng nên biết cách để giúp thú cưng khỏe mạnh hơn sau khi sinh.

Dưới đây là một số thông tin kiến thức cần thiết mà đội ngũ bác sỹ thú y Pethealth của chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. cách chăm sóc chó đẻ khỏe mạnh

Hướng dẫn chăm sóc chó đẻ đúng cách: Tránh để cho các chú chó khác đến gần chó mẹ và chó con mới sinh

Nếu chó bố cũng được nuôi trong nhà, bạn cần đảm bảo nó phải ở nơi tách biệt với chó mẹ và lũ con của nó. Những chú chó khác trong nhà cũng không được phép lại gần mẹ con chó mới sinh.

Chó mẹ có thể trở nên hung dữ để bảo vệ bầy con của nó. Điều này là bình thường, và bạn không nên phạt chó mẹ vì bản năng làm mẹ của nó. Vì vậy bạn cũng cần ngăn chặn trẻ nhỏ quấy rầy lũ chó con.

Không tắm cho chó mẹ ngay sau khi sinh

Trừ khi chó bị lấm bẩn, nếu không, bạn hãy chờ vài tuần hẵng tắm cho chó mẹ bằng dầu tắm yến mạch nhẹ dịu dành riêng cho chó. Nhớ xả sạch nước để chó con khỏi tiếp xúc với dư lượng xà phòng còn sót lại khi chúng bú sữa mẹ.

Cho chó mẹ ăn thức ăn dành cho chó con

Chó mẹ đang cho con bú cần phải ăn loại thức ăn chất lượng dành cho chó con. Với hàm lượng cao protein và canxi  để có thể tiết đủ sữa cho con bú. Bạn nên cho chó mẹ ăn thức ăn dành cho chó con cho đến khi lũ chó con cai sữa.

Cho chó mẹ ăn theo ý muốn của nó, thông thường lượng thức ăn của chó mẹ. Trong thời gian này sẽ nhiều gấp bốn lần so với trước khi mang thai. Bạn đừng sợ cho chó ăn quá nhiều, vì việc sản xuất sữa cho chó con đòi hỏi nhiều calo.

Cách chăm sóc chó đẻ bạn nên lưu ý rằng trong vòng 24-48 tiếng sau khi sinh, chó mẹ có thể không ăn gì nhiều.

Không trộn thực phẩm bổ sung can-xi vào thức ăn của chó mẹ

Bạn đừng bổ sung thêm canxi vào chế độ ăn của chó mẹ mà không tham khảo trước ý kiến của bác sĩ thú y. Việc nạp quá nhiều canxi có thể khiến chó mẹ mắc bệnh sốt sữa sau này.

Bệnh sốt sữa có nguyên nhân là do mức canxi trong máu hạ xuống đáng kể. Và thường xảy ra vào 2-3 tuần sau khi bắt đầu cho chó con bú. Các cơ bắp của chó mẹ bắt đầu căng cứng và có thể run rẩy. Tình trạng này có thể dẫn đến co giật vì mức canxi trong máu hạ xuống quá thấp.

Nếu nghi ngờ chó mẹ bị sốt sữa, bạn hãy tìm bác sĩ thú ý ngay lập tức.

cách chăm sóc chó đẻ mau lớn

Để cho chó mẹ tự đặt thời gian biểu

Trong vòng 2-4 tuần đầu tiên, chó mẹ sẽ rất bận rộn với việc chăm sóc đàn con của nó. Chó mẹ sẽ không muốn rời xa lũ chó con quá lâu. Điều quan trọng với chó mẹ vào thời gian này là ở gần đàn chó con để giữ ấm và cho chúng bú.

Cách chăm sóc chó đẻ là bạn chỉ nên dắt chó mẹ ra ngoài đi vệ sinh trong khoảng 5-10 phút.

Cắt tỉa lông cho chó có bộ lông dài

Nếu là giống chó lông dài, chó mẹ cần được cắt lông xung quanh đuôi, hai chân sau và gần các tuyến vú để giữ sạch những khu vực này khi lũ chó con ra đời.

Dịch vụ cắt tỉa lông chó hoặc bác sĩ thú y có thể giúp bạn làm việc này nếu bạn cảm thấy khó khăn hoặc không có công cụ.

Cách chăm sóc chó đẻ là kiểm tra tuyến vú của chó mẹ hàng ngày

Bệnh viêm vú (mastitis) có thể xảy ra và tiến triển nặng rất nhanh. Nếu bạn phát phát hiện thấy tuyến vú chó mẹ chuyển màu rất đỏ (hoặc tím), cứng, nóng hoặc đau. Thì nghĩa là đã có vấn đề. Trong một số trường hợp, bệnh viêm vú có thể gây tử vong cho chó mẹ trong thời kỳ cho con bú.

Nếu nghi ngờ chó mẹ bị viêm vú, bạn cần đưa chó đến bác sĩ thú y ngay lập tức. Cho dù có phải đưa chó đến bệnh viện thú y cấp cứu, bạn cũng cần làm ngay.

Xem ngay: Giải pháp khi chó mẹ không có sữa

cách chăm sóc chó đẻ hiệu quả

Biết rằng chó mẹ sẽ có dịch tiết âm đạo

  Hiện tượng chó mẹ tiết dịch âm đạo trong vài tuần đầu (đến khoảng 8 tuần) sau khi sinh là điều bình thường. Dịch tiết có thể có màu nâu đỏ và chảy thành dây, đôi khi có mùi hôi nhẹ.

Nếu thấy dịch tiết có màu vàng, xanh, xám, hoặc có mùi hôi. Bạn cần đưa chó đến bác sĩ thú y. Có thể chó mẹ bị nhiễm trùng trong tử cung.

Trên đây là những kinh nghiệm thực tế về cách chăm sóc chó đẻ được PetHealth chia sẻ. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình nuôi dạy chó cưng

Bài viết có tham khảo từ nguồn: wikihow.vn

Xin chân thành cảm ơn!
Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:  
Tổng đài: 1900 299 982
Đặt lịch khám: https://pethealth.vn/dat-lich/ 
Rất hân hạnh được đón tiếp!

> Xem thêm các chương trình khuyến mãi tại Bệnh viện thú y PetHealth

Bài viết liên quan:
Bài viết xem nhiều: