Parvovirus: Nguồn Virus Tới Từ Đâu Và Tại Sao Chó Con Dễ Bị Nhiễm?

Việc nhiễm parvovirus có xảy ra hay không phụ thuộc vào sự sống của vật chủ, mức độ độc hại của virus và yếu tố môi trường tác động. Để tìm hiểu rõ hơn nguồn virus và tại sao chó con dễ bị nhiễm hãy tham khảo bài viết dưới nhé.

1. Parvovirus tới từ đâu?

Loại virus này đã xuất hiện từ năm 1978 và đến nay chúng đã biến đổi thành 2 chủng virus mới là CPV-2a và CPV-2b. Điều này có nghĩa là virus xuất hiện ở khắp mọi nơi: khu vực công cộng như công viên, đồ vật trong nhà bao gồm lồng, thảm, đệm… Sau khi bị nhiễm, virus bị thải ra trong phân trong hai tuần đầu hoặc ít hơn nhưng chỉ cần một lượng nhỏ phân bị nhiễm bệnh vẫn đủ để lây nhiễm cho một con chó không có khả năng miễn dịch. Bên cạnh đó, nhiều con chó không có biểu hiện bệnh nếu không được phát hiện nhanh chóng càng dễ tăng nguy cơ lây nhiễm cao trong cộng đồng. 

2. Tại sao chó con thường dễ bị Parvovirus nhất?

Chó càng nhỏ tuổi khả năng miễn dịch của chúng càng kém nên nguy cơ nhiễm Parvovirus tăng cao. Chó mẹ sẽ tiết ra một loại sữa đặc biệt trong một hoặc hai ngày đầu tiên sau khi sinh. Sữa này được gọi là sữa non có chứa tất cả các kháng thể mà chó mẹ đã lưu trữ trong cơ thể và chó con sẽ được hấp thụ. Những kháng thể này sẽ duy trì và giảm dần dần đôi khi trong 4 tháng đầu tiên của cuộc đời chó con.

Lượng sữa non của chó con phụ thuộc vào thứ tự sinh và sức khỏe của nó như thế nào nên không phải tất cả đều nhận được cùng một lượng kháng thể. Cứ sau chín ngày, nồng độ kháng thể mà chó con sở hữu giảm một nửa. Khi nồng độ kháng thể giảm xuống một mức nhất định, chúng không còn đủ kháng thể để bảo vệ và nếu chúng tiếp xúc với một số lượng lớn virus, chúng sẽ bị nhiễm bệnh. Độ tuổi mà các kháng thể của mẹ biến mất là khác nhau đối với mỗi con chó con và không thể dự đoán được. Chó con cũng không nên tiếp xúc với những con chó khác ở môi trường công cộng trước khi tiêm đầy đủ các mũi phòng bệnh. 

3. Thời kỳ ủ bệnh

Thời gian ủ bệnh là từ 3 – 7 ngày trước khi chó con có các dấu hiệu của bệnh Parvovirus. Virus này xâm nhập vào cơ thể của chúng thông qua đường miệng khi chó con tự làm sạch cơ thể hoặc ăn thức ăn trên đất, phân đã nhiễm virus. 

Khi vào trong cơ thể, virus sẽ tìm kiếm nhóm tế bào phân chia. Sau một vài ngày, số lượng virus được nhân lên nhiều lần vào máu. Trong 3-4 ngày tiếp theo, virus tìm kiếm các cơ quan mới chứa các tế bào phân chia nhanh chóng mà nó cần: tủy xương và các tế bào đường ruột mỏng manh. Khi vào đến tủy xương, virus sẽ phá hủy các tế bào của hệ thống miễn dịch. Dấu hiệu của Parvovirus thể hiện qua sự sụt giảm số lượng bạch cầu do nhiễm trùng tủy xương và bác sĩ thú y có thể chẩn đoán bệnh thông qua xét nghiệm máu. Bên cạnh đó, virus phá huỷ lớp tế bào mầm của nếp gấp đường ruột, xẹp lớp biểu bì dẫn đến nhung mao ngắn hơn gây ảnh hưởng nghiêm trọng quá trình hấp thụ dưỡng chất vào cơ thế. Từ đó sẽ gây ra một số biểu hiện như tiêu chảy, ói mửa, mất nước, phân có máu… 

Virus này giết chết vật chủ bằng một trong hai cách sau

  • Tiêu chảy và nôn mửa, mất máu, rối loạn điện giải, sốt… cho đến khi bị sốc và tử vong.
  • Mất hàng rào ruột cho phép vi khuẩn xâm nhập toàn bộ cơ thể. Độc tố từ những vi khuẩn này dẫn đến tử vong.

4. Cách nào tăng khả năng sống sót?

Ngay cả virus này cũng không thể phá vỡ toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ thể chó. Thêm vào đó, mỗi ngày cơ thể chó tạo ra nhiều kháng thể hơn và chống lại sự hoạt động của virus. Tuy nhiên, trước khi chó bị nhiễm bạn nên nâng cao sự phòng bệnh bằng cách tiêm vaccines đầy đủ cho thú cưng của mình ngay từ khi chúng còn nhỏ. Việc tiêm phòng sẽ giúp phòng chống các bệnh, nâng cao hệ thống miễn dịch. 

Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:  
Tổng đài: 1900 299 982
Website: pethealth.vn 
Đặt lịch khám: https://pethealth.vn/dat-lich/
Rất hân hạnh được đón tiếp!

> Xem thêm các chương trình khuyến mãi tại Bệnh Viện Thú Y PetHealth

 

 

Bài trước Bài sau
Bài viết liên quan:
Bài viết xem nhiều: