Những Điểm Cần Lưu Ý Đối Với Chó Shiba Inu Mang Thai

Shiba Inu mang thai

Shiba Inu được biết đến với biệt danh là “thánh biểu cảm”. Khác với những loài chó khác, nhìn vào gương mặt của những chú Shiba thì ta có thể dễ dàng nhận biết được trạng thái, cảm xúc của chúng thông quá khuôn mặt dễ thương, ngộ nghĩnh, biết vui biết buồn. Chính vì thế, khi chó Shiba Inu mang thai, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận biết được dựa theo khuôn mặt cũng như trạng thái cảm xúc của chúng. Vì vậy, bài viết này đưa ra một số lưu ý cho bạn để có thể chăm sóc bé Inu của mình tốt nhất trong giai đoạn này.

Shiba Inu vốn được mệnh danh là Quốc Khuyển của Nhật Bản. Đây được coi là một trong những loài chó trung thành nhất, thông minh nhất và đáng yêu nhất trên thế giới nói chung và ở Nhật Bản nói riêng. Đặc biệt, vào tháng 12 năm Showa 11 (1936), chó Shiba Inu đã vinh dự được công nhận là di sản thiên nhiên quốc gia đồng thời cũng được đông đảo các gia đình khắp nơi trên thế giới yêu mến và nuôi tại nhà. Trong quá trình nuôi Shiba tại nhà, đừng quên những điểm cần lưu ý đối với chú cún cưng khi chúng mang thai nhé!

Dấu hiệu khi Shiba Inu mang thai 

Quan sát vùng núm vú của chó

Nếu bạn nhìn thấy núm vú trở nên căng phồng hồng hào và to hơn bình thường thì khả năng rất cao là bé Shiba của bạn đã có thai. Việc quan sát núm vú cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết khi chó có thai sớm nhất.

Quan sát vùng bụng

Khi mang thai, phần bụng của chó Shiba sẽ dần trở nên to hơn bình thường. Tuy nhiên, thực tế phải đến nửa sau của thai kỳ thì mới nhận thấy sự khác biệt của kích thước bụng còn trước đó dường như ít có sự thay đổi gì nhiều. Đến khoảng tuần thứ 4, bụng của chó sẽ trở nên tròn đầy và nặng nề hơn. Đặc biệt, khi quan sát vùng bụng của chó, bạn có thể thấy được sự chuyển động của những chú chó con bên trong.

Dấu hiệu hành vi

Khi mang thai, cũng giống như con người, Shiba Inu sẽ thay đổi không chỉ về ngoại hình mà còn thay đổi về tính nết. Chúng sẽ có những biểu hiện khó tính bất thường mà trước giờ không có như dễ gặm cắn lung tung và đôi khi những biểu hiện ấy còn gây khó chịu cho bạn. Bên cạnh đó, bé Shiba sẽ luôn mệt mỏi, ngủ nhiều hơn trước. Shiba Inu vốn là giống chó luôn hiếu động, quậy phá, tung tăng chạy nhảy khắp nhà. Tuy nhiên, bây giờ tự nhiên chúng trở nên điềm tĩnh hơn. Có phần đi lại nhẹ nhàng và còn có vẻ mệt mỏi. Những bạn nên chú ý và phân biệt với tình trạng khi chó bị ốm. Vì thực tế chúng sẽ có những biểu hiện ấy khi ốm.

Thói quen ăn uống

Giai đoạn gần cuối của thai kỳ, việc ăn uống của chó mẹ không ổn định. Chúng có biểu hiện ăn uống ít và qua loa hơn, thậm chí chúng có thể bỏ ăn. Tuy nhiên, giai đoạn này dinh dưỡng chó mẹ hấp thụ còn ảnh hưởng vô cùng lớn đến chó con trong bụng. Vì thế, bạn nên bổ sung chất dinh dưỡng kịp thời cho nó hoặc có thể cho chó mẹ ăn nhiều bữa thay vì các bữa chính trong ngày như trước.

Thời gian Shiba Inu mang thai

Trung bình khoảng 2 tháng các bé chó cái sẽ có hiện tượng sinh đẻ. Với những bé chó có tính sinh sản ổn định thì thời gian mang thai của chó 2 tháng là đủ.

Cách chăm chó Shiba đang mang thai 

Trong 6 tuần đầu, bạn chỉ cần cho các bé ăn theo chế độ dinh dưỡng thông thường khi chó chưa mang thai bởi lúc này, các bé cún Shiba trong bụng vẫn chưa bước vào giai đoạn phát triển và hấp thụ năng lượng mạnh mẽ. Sang đến tuần thứ 6, chế độ dinh dưỡng của bé Shiba đang mang thai cần phải được thay đổi bằng cách chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành 4 đến 5 bữa và chú trọng bổ sung thêm chất đạm trong các khẩu phần ăn. 

Bên cạnh đó, khi Shiba Inu mang thai, các gia chủ cố gắng hạn chế tắm cho bé hết mức có thể. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn giữ cho bé cún Shiba được sạch sẽ, bạn có thể tắm cho chó mẹ trong khoảng từ tuần thai thứ 3 đến tuần thai thứ 8. Khi tắm, bạn nên nhẹ tay, đặc biệt là phận bụng để tránh việc động thai. 

Ngoài việc chăm sóc bé Shiba Inu, bạn cũng nên dành thời gian ôm ấp, vuốt ve chúng để chúng luôn được vui vẻ, hạnh phúc và cảm thấy an toàn, bởi đây là thời điểm vô cùng nhạy cảm của Shiba. Việc tập luyện cho cún Shiba trong giai đoạn này là rất cần thiết. Thay vì cho chúng chạy nhảy, nô đùa như trước, bạn có thể dắt chúng đi dạo nhẹ nhàng. Điều này sẽ rất có ích cho việc sinh con của chó Shiba. Nếu bạn để chúng mệt mỏi, nằm quá nhiều, việc khó sinh sẽ rất có thể xảy ra.

Một số lưu ý khác

Nếu trong quá trình mang thai, bạn thấy bé cún Shiba của mình có hiện tượng ra máu đen, bạn nên cho bé đến ngay cơ sở thú y gần nhất để khám và chữa trị kịp thời. Bởi hiện tượng này có thể là do thai chết lưu trong bụng mẹ hoặc doạ sảy thai. 

Ngoài ra, không chỉ Shiba mà các giống chó khác đều có hiện tượng mang thai gỉả – Tức là các bé có đủ những dấu hiệu của việc mang thai nhưng lại không đẻ được.

Trên đây là một số lưu ý để chăm sóc bé Shiba sao cho bé có thể trải qua giai đoạn mang thai khoẻ mạnh nhất. Trong quá trình chăm sóc thú cưng, đừng quên bỏ túi một vài địa chỉ uy tín về thú y như PetHealth nhé!

Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:  
Tổng đài: 1900 299 982
Website: pethealth.vn 
Đặt lịch khám: https://pethealth.vn/dat-lich/
Rất hân hạnh được đón tiếp!

> Xem thêm các chương trình khuyến mãi tại Bệnh Viện Thú Y PetHealth

Bài trước Bài sau
Bài viết liên quan:
Bài viết xem nhiều: