Nguyên Nhân Giảm Tiểu Cầu Ở Chó

giảm tiêu cầu ở chó

Bệnh giảm tiểu cầu ở chó có thể giết chết thú cưng chỉ trong 1 vài ngày. Nguyên nhân giảm tiểu cầu ở chó là do đâu? Bài viết này của đội ngũ chuyên gia PetHealth sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này!

Vi khuẩn Ehrlichia.sp – Nguyên nhân giảm tiểu cầu ở chó

  • Bệnh giảm tiểu cầu ở chó đực và chó cái được gây ra bởi các vi sinh vật Ehrlichia. Chúng là những vi khuẩn nhỏ, không di động, Gram âm, thành viên của họ Anaplasmataceae.
  • Ehrlichia có 3 loài gây bệnh trên chó. Trong đó phổ biến nhất là E.canis gây bệnh chủ yếu trên chó, mèo và người. E.chaffeensis chỉ gây bệnh cho chó và E.ewinggii gây bệnh cho chó và người.
  • Vào năm 1935, tại Algeria, Ehrlichia được phát hiện đầu tiên bởi Donetein và Lestoquard. Đến năm 1991, người ta mới phát hiện ra một loài Ehrlichia mới – E. chafeensis.
  • Trong thời kỳ chiến tranh của Việt Nam, bệnh đã trở nên rất nổi tiếng vì làm chết nhiều chú chó nghiệp vụ.
  • Bệnh được tìm thấy ở khắp mọi nơi trên thế giới. Từ châu á, châu âu, châu mỹ cho đến châu phi. Nhưng chưa tìm thấy bệnh tại Úc.
  • Động vật chân đốt làm lây nhiễm bệnh Ehrlichia là loài ve chó màu nâu – Rhipicephalus sanguineus. Loài ve này sống trên chó cả ba vòng đời và có thể sống ở ngoài môi trường tự nhiên.
  • Trong nước bọt của ve có chứa có vi sật vật gây bệnh. Chúng sẽ vào cơ thể ký chủ thông qua vết đốt của ve. Khi xâm nhập vào bên trong, E.canis tấn công các tế bào nội mô mạch máu, bạch cầu đơn nhân và đại thực bào. Chúng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan: phổi, tủy xương cơ khớp và hệ miễn dịch.

Xem thêm: Bệnh Brucella

nguyên nhân gây bệnh giảm bạch cầu ở chó

Nguyên nhân gây bệnh giảm tiểu cầu ở chó

Ehrlichia là nguyên nhân gây bệnh giảm tiểu cầu và khiến nhiều chú chó tử vong.

Cách sinh bệnh giảm tiểu cầu ở chó

+ Ấu trùng hoặc nhộng của ve hút máu những chú chó bị bệnh, sau đó sẽ truyền sang những chú chó nhạy cảm khác. Thời gian ủ bệnh là khoảng 8-20 ngày. Vi sinh vật sẽ nhân lên trong các đại thực bào của hệ thống thực bào đơn nhân và khoảng không bào bằng sự đồng phân. + Gây nhiễm trùng lây lan khắp cơ thể do vỡ màng tế bào của chó ở giai đoạn cuối của sự hình thành phôi dâu. Thời kỳ ủ bệnh bao gồm 3 giai đoạn liên tiếp nhau: cấp tính, tiềm ẩn và mãn tính. + Giai đoạn cấp tính thường kéo dài trong khoảng 1-4 tuần. Ở giai đoạn này nếu chó được điều trị kịp thời và đầy đủ sẽ có khả năng cao khỏi bệnh. Ngược lại, nếu điều trị không thích hợp hoặc không được điều trị cũng có thể phục hồi về mặt lâm sàng. Nhưng chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn. + Giai đoạn tiềm ẩn của bệnh giảm tiểu cầu ở chó sẽ khiến số lượng tiểu cầu giảm đột ngột, dưới mức bình thường và chuyển sang giai đoạn mãn tính. Trong máu có 3 thành phần chính là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Trong đó hồng cầu chứa các dưỡng chất đi nuôi tế bào. Bạch cầu có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân bên ngoài. Tiểu cầu thì giúp hình thành máu đông. + Giai đoạn cấp tính, chó sẽ có các biểu hiện như suy kiệt, ốm yếu, thiếu máu trầm trọng. Sự rối loạn chức năng của tiểu cầu, kết hợp cùng việc số lượng bị giảm đột ngột sẽ khiến chó bị xuất huyết. Chó có thể chết do xuất huyết hoặc nhiễm trùng thứ phát.

Thời gian gây nên nguyên nhân giảm tiểu cầu

  • Bệnh thường xảy ra vào những mùa ấm áp. Tuy nhiên, đối với những chú chó mèo bị nhiễm trùng mãn tính thì bệnh có thể xảy ra quanh năm.
  • 2 giống chó dễ bị các dạng bệnh mãn tính và nghiêm trọng là Doberman pinschers và German shepherds.

Phương pháp điều trị bệnh E.Canis

Hiện nay, bệnh giảm tiểu cầu ở chó chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Việc điều trị cho chó là quá trình kết hợp nhiều loại thuốc với nhau. Với mỗi chú chó, sẽ có 1 phác đồ điều trị khác nhau, phụ thuộc vào giống chó và độc lực của mầm bệnh.

Do vậy, khi phát hiện bất cứ triệu chứng nào của bệnh, bạn hãy đưa chó cưng tới cơ sở thú y gần nhất để khám chữa. Không nên tự ý điều trị tại nhà mà không có hướng dẫn của bác sĩ thú y.

nguyên nhân gây bệnh gi���m bạch cầu ở chó

Nguyên nhân gây bệnh giảm tiểu cầu ở chó

Trên đây là những chia sẻ từ đội ngũ chuyên gia PetHealth. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình nuôi dạy chó cưng!

Xin chân thành cảm ơn!
Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:

Hệ thống phòng khám: https://pethealth.vn/pages/he-thong-benh-vien-thu-y-pethealth

Tổng đài: 1900 299 982

Đặt lịch khám: https://pethealth.vn/dat-lich/ 
Rất hân hạnh được đón tiếp!

> Xem thêm các chương trình khuyến mãi tại Bệnh viện thú y PetHealth
Bài viết liên quan:
Bài viết xem nhiều: