Mèo Mắc Bệnh: Phương Pháp Để Nhận Biết Chính Xác (P1)

chăm-sóc-mèo-sau-khi-triệt-sản

Một trong những thú vui khi chăm sóc mèo đó là chúng có bản tính thoải mái. Loài mèo giỏi hơn con người trong việc thư giãn và sống một cuộc sống mà chúng ta hằng mơ ước: chơi đùa, ăn và ngủ. Tuy nhiên, thói quen này có thể gây trở ngại khi chúng bị ốm. Theo bản năng, mèo mắc bệnh thường ẩn nấp, hoặc thói quen hằng ngày (ngủ) diễn ra với tần suất dày đặc. Để xác định mèo có thật sự mắc bệnh hay không, bạn cần nắm rõ dấu hiệu chính xác.

Quan sát dấu hiệu mèo mắc bệnh qua thay đổi hành vi và dáng vẻ bên ngoài

Quan sát thời gian ngủ của mèo

Khi mắc bệnh chúng thường ngủ nhiều hơn. Nếu mèo không có dấu hiệu ốm đau, như là nôn mửa, tiêu chảy, chán ăn, hoặc sưng phù, thì bạn vẫn nên chú ý đến chúng. Khi những triệu chứng này xuất hiện, bạn cần đưa mèo đến khám bác sĩ thú y.

Nếu không nhận thấy triệu chứng khác, bạn cần theo dõi mèo trong vòng 24 giờ (tất nhiên, bạn nên đưa chúng đi khám trước đó nếu thật sự cảm thấy lo lắng). Trong trường hợp tình trạng mệt mỏi kéo dài đến ngày thứ hai, thì đã đến lúc đưa chúng đi khám

Kiểm tra nhiệt độ cơ thể mèo để xác định tình trạng sốt

Dùng nhiệt kế trực tràng đo nhiệt độ cơ thể chúng. Tuy nhiên, nếu mèo không thoải mái thì bạn không nên tiến hành đo và để cho bác sĩ thực hiện. Nhiệt độ cơ thể bình thường dao động từ 37,5 đến 39,2 độ C. Nếu trên 39,2 độ C là tăng cao, và trên 39,5 độ C có nghĩa mèo bị sốt. Khi đó bạn cần đưa chúng đến bác sĩ thú y.

Mèo bị sốt thường hay ngủ sâu, mèo bỏ ăn nằm mệt mỏi và bộ lông của chúng không còn sáng bóng mà trở nên rối xù. Mũi và tai có thể khô và ấm khi chạm bằng ngón tay ở nhiệt độ cơ thể bình thường. Trong khi biện pháp chạm tai không phải là cách chính xác để kiểm tra nhiệt độ, nếu tai mèo mát lạnh, thì chúng không có khả năng sốt.

…..Xem ngay: Mèo bị tiêu chảy và nôn – cách điều trị

Quan sát dấu hiệu thay đổi thói quen đi vệ sinh

Bạn cần chú ý những đặc điểm sau: tần suất mèo sử dụng khay vệ sinh, nếu chúng gặp khó khăn, hoặc nếu nước tiểu có máu hoặc dịch nhầy, phân đông cứng và có hình dạng như quặng.  Nếu mèo mắc bệnh tiêu chảy, nhưng tiếp tục ráng sức hoặc bị táo bón (dấu hiệu phân cứng và khô), thì bạn cần đưa chúng đi khám bác sĩ. Khi nhận thấy mèo gắng sức nhiều lần và không đi tiểu được, hoặc xuất hiện máu, bạn cần gọi ngay cho bác sĩ thú y.

Mèo đực dễ gặp vấn đề tiết niệu khi chúng gặp khó khăn trong việc tiểu tiện. Dấu hiệu bao gồm đi vệ sinh thường xuyên, và đôi khi là ngồi xổm bên ngoài khay. Mèo có thể ngồi xổm vài phút hoặc nhổm lên và di chuyển đến nơi khác rồi tiếp tục ngồi xổm. Nếu có thể, bạn cần kiểm tra xem chúng có tiểu hay không (miếng lót khô hay ẩm?) và nếu có, tiếp tục kiểm tra có vết máu hay không.

Quan sát thói quen ăn uống của mèo

Nếu bạn nhận thấy mèo không ăn nhiều, hoặc ăn nhiều hơn bình thường, thì có thể chúng đã gặp vấn đề. Trong trường hợp mèo không quan tâm đến thức ăn cả ngày, đây có thể là báo hiệu một số vấn đề như ăn thức ăn nhà hàng xóm, cảm thấy buồn nôn, hoặc thận có vấn đề. Tuy nhiên, nếu mèo ăn ngấu nghiến, sức khỏe của chúng có thể bị ảnh hưởng.

Nếu mèo không ăn uống hơn 24 giờ, bạn cần đưa chúng đi khám để phát hiện vấn đề tiềm ẩn trước khi xuất hiện biến chứng.

Kiểm tra dấu hiệu mất nước

Bạn cần lưu tâm đến những thay đổi trong hành vi uống nước của mèo. Lượng nước nạp vào tùy thuộc liệu chúng có ăn đồ lỏng hay không (trong trường hợp này việc uống nước là không bình thường) hoặc đồ khô (uống nước là bình thường). Nhiều bệnh gây nên tình trạng khát nước cực độ, như là viêm nhiễm, thận, tuyến giáp hoạt động quá mức, và tiểu đường. Nếu mèo khát nước, bạn nên đưa chúng đi khám bác sĩ.

Bạn có thể tiến hành kiểm tra thể chất. Cẩn thận và nhẹ nhàng túm phần da ở giữa hai bả vai. Kéo da hướng lên trên ra xa khỏi cơ thể chúng (vẫn phải nhẹ nhàng) và sau đó thả ra. Nếu vùng da không trở lại trạng thái ban đầu ngay lập tức, khi đó mèo có thể bị mất nước và cần đi khám ngay.

Chú ý cân nặng và hình dáng cơ thể của mèo

Bất kỳ thay đổi về khối lượng đều đáng kể và cần được khám. Việc sút cân đột ngột hay thậm chí là từ từ đều có thể là dấu hiệu mắc bệnh. Nếu nghi ngờ, bạn nên cân mèo một tuần một lần ở nhà. Nếu mèo tiếp tục sụt cân, bạn cần đưa chúng đi khám ngay.

Trong giai đoạn đầu của bệnh như là tiểu đường hoặc cường giáp, mèo thường có biểu hiện bình thường nhưng sút cân. Bạn nên tìm lời khuyên của bác sĩ trong trường hợp cân nặng sụt giảm liên tục.

Một số bệnh như ung thư vùng bụng hoặc bệnh tim thường không ảnh hưởng đến cân nặng của chúng nhưng làm mất đi hình dáng cơ thể. Điều này có nghĩa là bạn có thể cảm nhận xương sườn và xương sống dễ dàng hơn vì không còn nhiều mỡ bao phủ, nhưng vùng bụng có thể tròn hoặc phình ra. Nếu nghi ngờ, bạn cần đưa chúng đi khám bác sĩ.

Kiểm tra lông mèo

Khi mắc bệnh, mèo thường không đủ sức để tự chải chuốt. Điển hình là bộ lông sáng bóng gọn gàng sẽ trở nên tối màu, thô ráp và rối xù. Trong khi căng thẳng có thể góp phần gây nên tình trạng rụng lông hoặc thay đổi thói quen làm sạch, thì mèo của bạn thật sự đã mắc bệnh. Khi đó cần đưa chúng đi khám bác sĩ.

Thay đổi thói quen chải chuốt cũng có thể do viêm khớp gây nên. Khi đó việc chúng chải chuốt lông có thể gây đau đớn nếu các khớp xương và cơ bị căng cứng và nhức mỏi. Một lần nữa, đây là dấu hiệu mà bạn không thể bỏ qua và cần tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ thú y

Trên đây là những kinh nghiệm thực tế được PetHealth chia sẻ. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình nuôi dạy mèo cưng

Bài viết có tham khảo từ nguồn: wikihow.vn

Xin chân thành cảm ơn!
Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:  
Tổng đài: 1900 299 982
Đặt lịch khám: https://pethealth.vn/dat-lich/ 
Rất hân hạnh được đón tiếp!

> Xem thêm các chương trình khuyến mãi tại Bệnh viện thú y PetHealth

Bài trước Bài sau
Bài viết liên quan:
Bài viết xem nhiều: