Bệnh Giảm Tiểu Cầu Ở Chó

Bệnh Giảm Tiểu Cầ 02u Ở Chó | Kỹ Thuật Điều Trị Tại

Bệnh giảm tiểu cầu ở chó có 1 phác đồ từ bác sĩ thú y. Mỗi chú chó sẽ có 1 phác đồ điều trị khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và độc lực của mầm bệnh. Bài viết này của đội ngũ chuyên gia PetHealth sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này!

Điều trị bệnh giảm tiểu cầu ở chó tại PetHealth

Giống như việc điều trị sỏi tiết niệu, bệnh giảm tiểu cầu ở chó trong điều trị cũng cần được chú trọng và điều trị đúng hướng.
  • Ngoài liệu trình sử dụng thuốc đặc trị trong 3-5 ngày đầu, đối với chó trong giai đoạn cấp tính và có biểu hiện lâm sàng thì kháng sinh doxycyline 10mg/kg sẽ được cho uống liên tục trong 3 tuần hoặc 6 tuần tùy thuộc vào sự hồi phục của tiểu cầu.
  • Đối với chó trong giai đoạn cấp tính và mãn tính, bác sĩ thú y sẽ sử dụng thuốc Tetracycline. Để giúp cho giảm thiểu biểu hiện lâm sàng trong vòng 24 – 28 giờ sau đó. Số lượng tiểu cầu sẽ gia tăng và dần ổn định sau khoảng 10-14 giờ điều trị.
  • Trường hợp thiếu máu nặng, bác sĩ sẽ sử dụng liệu pháp truyền máu. Đây là cách nhanh nhất để giữ tính mạng cho thú cưng. Sau đó cung cấp thêm thuốc bổ máu dạng dung dịch như Petonic uống liên tục 21-30 ngày.
  • Dược chất này vừa giúp sự hồi phục tế bào máu nhanh vừa cung cấp vitamin K3 ngăn ngừa sự chảy máu âm ĩ gây thiếu máu mãn tính.
  • Steroid sẽ được dùng trong những trường hợp bệnh nặng, có mức tiểu cầu quá thấp. Dễ bị đe dọa đến mạng sống.
  • Ngoài ra, đối với những chú chó dưới 5 tháng tuổi, Chloramphenicol có thể được dùng để điều trị cho chó bị nhiễm dai dẳng. Tuy vậy, Chloramphenicol lại gây nên tình trạng thiếu máu nên không phải là 1 phương án tốt.
    Với phác đồ chuyên biệt cho từng chú chó, việc điều trị bệnh giảm tiểu cầu ở chó tại PetHealth có tỷ lệ thành công lên tới 85-90%
    điều trị bệnh giảm tiểu cầu ở thú cưng

Phòng tránh bệnh tiểu cầu thấp ở chó

Hiện nay, chưa có vaccine phòng bệnh mày. Nên biện pháp ngăn ngừa tốt nhất là diệt trừ ve chó và cho chó uống thuốc.

Đối với chó mới mua về thì nên cách ly và kiểm tra máu trước khi nhập bầy. Đồng thời cho uống tetracycline phòng (PO) liều 6.6 mg/kg/ ngày.

Với những chú chó mới điều trị khỏi bệnh thì nên diệt trừ hết ve rận. Bởi chúng là trung gian truyền bệnh rất nguy hiểm. Chó đã từng bị bệnh giảm tiểu cầu vẫn có thể bị mắc lại nên bạn cần rất cẩn thận.

Câu chuyện có thật tại PetHealth

Trong 1 lần điều trị tại nhà cho 1 khách hàng có tên Quân ở Tây Hồ, bác sĩ nội trú Nguyễn Văn Hải đã khám chữa cho 1 chú chó được gia đình nói là va chạm với cảnh cửa nên chảy máu mũi.

Anh đến khám cho chú chó tên Rex này thì nhận thấy có điều khác thường. Chú chó ủ rũ, mệt mỏi, và chảy máu khá nhiều. Không giống như tình trạng bị va chạm thông thường. Anh nói với anh Quân rằng có thể Rex đã bị bệnh chứ không phải là bị va chạm.

Anh khuyên anh Quân nên xét nghiệm cho Rex để biết chính xác bệnh. Anh Quân nghe vậy liền đồng ý.

Bác sĩ Hải lấy máu của Rex về bệnh viện để xét nghiệm. Kết quả là dương tính với E.Canis. Lập tức gia đình anh Quân cho Rex tới PetHealth để cứu chữa. Những ngày đầu đến viện, Rex chảy máu rất nhiều.

Máu chảy thành từng dòng, tạo thành vũng máu trên sàn chuồng. Mệt mỏi, thiếu máu trầm trọng tưởng chừng như sẽ làm Rex không qua khỏi. Nhưng vẫn với quy trình và phác đồ điều trị chuyên biệt, Rex đã dần dần hồi phục.

Chỉ sau gần 1 tuần ở viện, Rex đã có thể về bên gia đình. Bác sĩ Hải cho biết, việc cứu chữa cho 1 chú chó không chỉ là vì nghĩa vụ. Mà đó còn là các tâm của người bác sĩ. Thú y cũng như nhân y, đều phải phục vụ bằng cái tâm.

bệnh giảm tiểu cầu ở chó

Vì sao PetHealth lại điều trị bệnh giảm tiểu cầu thành công cao đến vậy?

1 câu hỏi được khá nhiều bạn đọc hoài nghi. Nói về đội ngũ bác sĩ thú y tại PetHealth, sẽ rất nhiều khách hàng dành tặng những lời khen có cánh cho họ.

100% bác sĩ đang công tác tại viện đều được đào tạo bài bản tại các trường đại học, các khoa thú y trong nước và nước ngoài. Những bác sĩ trưởng khoa có kinh nghiệm tới 14 năm trong nghề. Từng tận tay cứu chữa nhiều ca bệnh hiểm nghèo.

Ngoài ra, trang thiết bị cũng là 1 điểm mạnh của PetHealth. Chỉ riêng đội ngũ bác sĩ thôi thì chưa đủ. Còn cần những thiết bị hỗ trợ tốt cho việc điều trị nữa.

Nắm bắt được điều này, PetHealth luôn đầu tư những trang thiết bị hiện đại để phục vụ thật tốt cho việc khám chữa. Có thể kể đến như máy siêu âm màu 4d, máy X-quang chuyên dụng, phòng xét nghiệm đầu tiên tại miền Bắc…

Vậy mới nói rằng, PetHealth luôn có duyên với những căn bệnh hiểm nghèo.

Trên đây là những chia sẻ từ đội ngũ chuyên gia PetHealth. Chúng tôi hi vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc chó cưng!

Xin chân thành cảm ơn!
Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:  
Tổng đài: 1900 299 982
Đặt lịch khám: https://pethealth.vn/dat-lich/ 
Rất hân hạnh được đón tiếp!

> Xem thêm các chương trình khuyến mãi tại Bệnh viện thú y PetHealth
Bài trước Bài sau
Bài viết liên quan:
Bài viết xem nhiều: