3 Dấu Hiệu Chó Bị Bệnh Cần Cảnh Giác

Dấu Hiệu Chó Bị Bệnh Cần Cảnh Giác

Chó mèo không thể trực tiếp trình bày với con người mỗi khi ốm bệnh. Để biết “Big boss” nhà mình có đang gặp vấn đề về sức khỏe không? Các “con sen” phải nắm được các dấu hiệu chó bị bệnh. Đừng để mọi thứ đi quá xa, ngoài tầm kiểm soát.

Khoan đã, đây mới chỉ là bài viết thứ 2 trong bộ 3 bài viết hướng dẫn về cách chăm sóc chó cho giới trẻ của PetHealth. Bạn có thể xem thêm 2 bài viết còn lại tại đây nhé!

Bài 1: Các Bệnh Thường Gặp Ở Chó Vào Mùa Thu

Bài 3: Cách Chăm Sóc Chó Cho Bạn Trẻ Bận Rộn

3 Dấu Hiệu Chó Bị Bệnh Thường Gặp

Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy cún cưng nhà mình đang bị bệnh. Có những chi tiết rất nhỏ nhặt như: chó bị rụng lông nhiều hơn, chó bị hôi miệng, chó bị yếu chân, chó lười uống nước.

Thế nhưng lại cũng có những dấu hiệu lại vô cùng rõ rệt như: chó bỏ ăn, mắt chó bị mờ đục, chó bị phù chân hay chó bị tiêu chảy. Ngay sau đây chính là thông tin chi tiết về một số dấu hiệu của chó phổ biến.

Chó Bỏ Ăn

Nếu vật nuôi của bạn bỏ ăn từ một ngày trở lên, đó là tín hiệu nguy hiểm. Nhịp sinh hoạt luôn là dấu hiệu vàng để nhận biết tình trạng sức khỏe. Việc này áp dụng đúng cho mọi loại động vật, dù là người hay chó mèo.

dấu hiệu chó bị bệnh bỏ ăn

Chó biếng ăn

Trong bài viết này, bệnh viện chó mèo PetHealth chỉ đề cập tới hai trường hợp phổ biến nhất. Nếu bạn cảm thấy không phải hai trường hợp này, hãy đưa cún đến cơ sở thú y gần nhất để kiểm tra.

Việc ăn uống thất thường sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cún. Đồng thời, nó là 1 trong những dấu hiệu của rất nhiều bệnh nguy hiểm, có khả năng gây tử vong ở chó.

Bỏ Ăn Do Giun Sán

Giun sán tác động trực tiếp vào hệ tiêu hóa của chó. Chó bị giun g��y chán ăn, ăn không ngon. Biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh này là việc đi ngoài ra giun thậm chí là nôn ra giun. Một cách kiểm tra khác là nhìn vào vùng lợi của chó.

Đây là các bệnh thường gặp. Nếu bị nhợt nhạt thì rất có thể cún yêu của bạn đang bị giun. Hiện tượng này xuất hiện nhiều hơn ở chó còn bé, khoảng 2 tháng tuổi trở xuống.

Để khắc phục, cần đưa chó đi triệt giun sán ngay tại cơ sở thú y uy tín. Đây là bệnh có khả năng lây truyền sang người, nhưng vẫn còn rất nhiều chủ nuôi tỏ ra chủ quan

“Triệu chứng ở vật nuôi: tiêu chảy, nôn mửa, phân có máu, giun thấy trong phân. Triệu chứng ở người: con người bị nhiễm giun đũa do lây truyền qua đường phân. Người nhiễm có thể cảm thấy khó thở, nổi mề đay, đau bụng, phân có máu.” (Nguồn: vnexpress.net)

Xem thêm: Cách nuôi chó Pitbull

Bỏ Ăn Do Răng Miệng

Một trong những nguyên nhân phổ biến khác, là vấn đề vệ sinh răng miệng. Răng yếu làm cho chó ăn uống khó khăn hơn. Hiện tượng này thường xuyên xảy ra khi chó mới ốm dậy, mới mọc răng hoặc sau quá trình điều trị bệnh nguy hiểm.

Cách kiểm trả đơn giản nhất chính là bạn có thể thử cho chó ăn các đồ mềm hơn và theo dõi quá trình này trong vài ngày. Nếu không tiến triển hay mang đến nhờ các bác sĩ chuyên môn.

Mắt Chó Bị Mờ Đục

Bất kể là người hay chó mèo thì mắt luôn là bộ phận rất nhạy cảm, dễ thương tổn và khó phục hồi sau tai nạn. Khi mắt chó bị mờ đục màu trắng hay xanh thì đều là dấu hiệu của bệnh về mắt.

Lời khuyên chân thành cho các chủ nuôi khi phát hiện điều này là đưa cún đến cơ sở thú y để kiểm tra. Việc phỏng đoán đôi khi sẽ không chính xác.

“Nhiều bệnh viện thú cưng trong đó có PetHealth luôn cung cấp dịch vụ kiểm tra lâm sàng miễn phí 100%. Không nên tùy tiện mua thuốc về tự nhỏ mắt cho cún. Bệnh về mắt nếu chữa trị sai cách hoàn toàn có thể “biến lợn lành thành lợn què”. (Hà Thị Ngần – Trưởng phòng Hậu Phẫu – Lâm sàng PetHealth)

Bệnh Đục Thủy Tinh Thể Ở Chó

Một trong những khả năng cao nhất của hiện tượng trên, là chó nhà bạn đã bị bệnh đục thủy tinh thể. Tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm thị lực của chó, nặng hơn có thể gây mù lòa. Phổ biến ở các chú chó cao tuổi, đã sang sườn bên kia cuộc đời.

dấu hiệu chó bị bệnh 02

So sánh mắt chó bị bệnh đục thủy tinh thể

Chó Bị Rối Loạn Tiêu Hóa

Chó bị rối loạn tiêu hóa bao gồm tiêu chảy, táo bón, nôn mửa, đầy bụng và mọi biểu hiện bất thường khác sau khi ăn xong. Cách tốt nhất để tìm ra nguyên nhân là “nhìn phân đoán bệnh”

  • Phân có màu vàng nhợt nhạt (thường sẽ sẫm màu): vùng gan hoặc mật đang có vấn đề. Nếu tiểu tiện cũng có vấn đề thì nên đi xét nghiệm thêm nước tiểu để biết chính xác bệnh.
  • Phân cũng màu vàng nhưng nhày: thức ăn hàng ngày đang không phù hợp với khả năng tiêu hóa, cần thay đổi chế độ dinh dưỡng (lượng thức ăn, giờ ăn, loại thức ăn…) hoặc giun sán.
  • Phân có màu xám đen: có thể tuyết tụy yếu. Cần bổ sung các thức ăn dễ tiêu hóa, giảm thức ăn nhiều đạm.
  • Phân có màu xanh: nếu thức ăn thường ngày không có nhiều rau xanh thì ruột đang bị giun sán hoặc chó đang bị viêm ruột – bệnh rất nguy hiểm.
  • Phân có màu đỏ: tất nhiên là sẽ bị lẫn máu. Đây là dấu hiệu của rất nhiều bệnh nguy hiểm. Cần đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

Trên đây là top 3 dấu hiệu chó bị bệnh mà bạn cần cảnh giác để bảo vệ con yêu cảu bạn. Bài viết được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ thú y PetHealth.

Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn đọc đã hiểu được phần nào mức độ nguy hiểm của bệnh. Và có những phương án kịp thời nếu chó bị bệnh để không xảy ra trường hợp xấu nhất.

Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:  
Tổng đài: 1900 299 982
Website: pethealth.vn 
Đặt lịch khám: https://pethealth.vn/dat-lich/
Rất hân hạnh được đón tiếp!
 
Bài trước Bài sau
Bài viết liên quan:
Bài viết xem nhiều: