Đặc Trị Bệnh Giảm Bạch Cầu Mèo

điều trị bệnh giảm bạch cầu ở mèo 02

Đặc trị bệnh giảm bạch cầu mèo là 1 quy trình không hề dễ dàng. Bởi chỉ cần sai liều lượng cũng có thể dẫn đến hậu quả xấu. Mỗi chú mèo sẽ có phác đồ điều trị khác nhau.

Được nghiên cứu kỹ lượng bởi những bác sĩ thú y giàu kinh nghiệm. Bài viết này của đội ngũ chuyên gia PetHealth sẽ giúp bạn hiểu thêm được phần nào.

Đặc trị bệnh giảm bạch cầu mèo

Điều đầu tiên cần làm là đưa mèo cưng đến ngay các cơ sở thú y để khám chữa. Với căn bệnh này, nếu để lâu từ 2-3 ngày thì cơ hội cứu sống gần như không có.

Hiện nay bệnh hoàn toàn không có thuốc đặc trị. Cách đặc trị bệnh giảm bạch cầu mèo chỉ là điều trị triệu chứng của bệnh và giúp cho mèo tăng sức đề kháng kháng lại mầm bệnh trong cơ thể.

Bác sĩ thú y sẽ lên phác đồ điều trị cho từng chú mèo. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và độc lực của mầm bệnh mà phác đồ sẽ khác nhau. Điều trị bao gồm việc truyền máu toàn bộ để cải thiện tế bào máu nhất là số lượng bạch cầu trong máu bị virus phá hủy.

Truyền dịch cho con mèo bị mất nước, tiêm vitamin A, B, và C. Truyền kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng huyết.

  • Truyền dịch để bổ sung nước và các chất điện giải: Sử dụng Ringer Lactate, Glucose 5%, glucose 10%…
  • Phòng chống nhiễm trùng bằng thuốc kháng sinh như: Baytril, Unasyl, Ampicillin…
  • Kháng viêm: sử dụng Dexamethasome…
  • Thuốc bổ để tăng sức khỏe cho mèo: sử dụng Catosal, Bydyzyl…
  • Thuốc điều trị triệu chứng: Vitamin C, Transamine, atropine…

Lưu ý trong quá trình đặc trị bệnh giảm bạch cầu mèo

Trong khi điều trị bệnh giảm bạch cầu ở mèo, bạn cần lưu ý một số điều sau đây để quá trình điều trị diễn ra hiệu quả nhất.
  • Cần phải cách ly ngay mèo bị bệnh với những chú mèo khác.
  • Sát trùng toàn bộ nơi mèo ở và tiếp xúc.
  • Theo dõi những chú mèo đã tiếp xúc hoặc sống chung với mèo bị bệnh.
  • Cung cấp cho mèo 1 chế độ dinh dưỡng tốt để nâng cao sức đề kháng và cải thiện sức khỏe. 1 chế độ ăn dễ tiêu hóa và bổ sung Vitamin (đặc biệt là Vitamin B) sẽ ngăn ngừa thiếu hụt thiamine.
Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y trong vấn đề dinh dưỡng cho mèo bệnh.

bệnh giảm bạch cầu mèo con

Phòng tránh bệnh giảm bạch cầu mèo

  • Mèo chưa được tiêm phòng nên hạn chế tiếp xúc với những chú mèo khác cũng chưa được tiêm phòng hoặc không rõ nguồn gốc.
  • Đặc biệt thận trọng với những chú mèo đã khỏi bệnh, nhưng vẫn có thể mang theo virus. Điều này có thể khiến bùng phát dịch.
  • Mèo mới mua về cần phải được cách ly với các mèo khác từ 10-15 ngày để theo dõi và có phương pháp đặc trị bệnh giảm bạch cầu mèo
  • Tiêm phòng vaccine để phòng bệnh cho mèo. Thông thường vaccine có hiệu lực miễn dịch tới 2-3 năm. Tuy nhiên bạn nên đưa mèo đi tiêm hàng năm để đảm bảo vaccine có hiệu lực tốt nhất.
Lời khuyên của các bác sĩ thú y là hãy tiêm phòng cho mèo đều đặn. Bảo vệ mèo cưng không bị bệnh, đồng thời góp phần giúp cộng đồng mèo thoát khỏi căn bệnh nguy hiểm này

PetHealth và những ca đặc trị bệnh giảm bạch cầu mèo đáng nhớ

Bác sĩ Hà Thị Ngần – Trưởng khoa về các bệnh ở mèo có kể về 1 bệnh nhân mà chị nhớ mãi. Bé tên là Shu, là mèo cưng của chị Hoa ở Thanh Xuân – Hà Nội. Chị tâm sự ” Hôm đó chị Hoa mang Shu đến trong tình trạng mệt mỏi, ủ rũ, dãi chảy thành dòng. Tôi cho bé làm xét nghiệm. Kết quả là dương tính với FPV.

Chị Hoa biết được tin, chị như ngã quỵ. Chị nói là chị cho bé đến 1 phòng khám, họ nói bé liếm nhầm hóa chất nên không có gì nguy hiểm lắm. Uống thuốc là khỏi. Nhưng chị nghi ngờ và mang đến PetHealth.

Chị vừa bị mất 1 bé mèo tên Hin cách đây 3 tháng, giờ lại đến lượt Shu. Tôi động viên chị còn nước còn tát vì Shu mới chỉ có biểu hiện c��a bệnh cách đây 1 ngày. Chị đồng ý để bé ở lại bệnh viện để chăm sóc.

Qua 3 ngày đầu tiên, Shu vẫn chưa có dấu hiệu tiến triển. Bé vẫn rất mệt, không ăn uống được, gồng mình lên để thở. Tôi nhìn thấy vậy cũng rất xót ruột. Chị Hoa đến thăm, nhìn bé mà chảy nước mắt và nhắn nhủ tôi cố gắng cứu sống bé.

Có mấy đêm tôi phải hẹn giờ để khoảng 2-3 giờ dậy truyền kháng sinh cho bé. Rồi đến ngày thứ 5, cuối cùng tình trạng sức khỏe của bé cũng khá hơn. Gọi tên bé là bé ở trong chuồng ngồi phắt dậy kêu meo meo.

Nhìn cảnh đấy, tôi thấy vui lắm. Và sau đó vài hôm, Shu chính thức xuất viện và trở về trong vòng tay của chị Hoa.

Xem thêm: Ve chó có hút máu người không

điều trị bệnh giảm bạch cầu mèo

Liệu đây có phải là 1 sự may mắn

Câu chuyện kể trên của bác sĩ Ngần không phải là dựa vào may mắn mới chữa đặc trị bệnh giảm bạch cầu mèo và cứu sống được Shu. Tất cả đều dựa vào trình độ chuyên môn, lòng tận tâm của các bác sĩ.

Đội ngũ bác sĩ tại PetHealth 100% đều được đào tạo qua các trường lớp về thú y trong và ngoài nước. Kinh nghiệm thực tế lên đến hơn 10 năm với nhiều vị trí trưởng khoa.

Ngoài ra, hệ thống trang thiết bị cũng được PetHealth chú trọng. Luôn được đầu tư những thiết bị mới và tiên tiến nhất đã góp phần không nhỏ cho thành công của PetHealth. Đúng như slogan của bệnh viện ” We love, we care, we are one!

Trên đây là những chia sẻ từ đội ngũ chuyên gia PetHealth về bệnh giảm bạch cầu mèo. Hi vọng bài viết sẽ giúp cho bạn có thêm kinh nghiệm trong quá trình nuôi dạy mèo cưng.

Xin chân thành cảm ơn!
Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:  
Tổng đài: 1900 299 982
Website: pethealth.vn 
Đặt lịch khám: https://pethealth.vn/dat-lich/ 
Rất hân hạnh được đón tiếp!

> Xem thêm các chương trình khuyến mãi tại Bệnh viện thú y PetHealth
Bài trước Bài sau
Bài viết liên quan:
Bài viết xem nhiều: