Chó Chảy Máu Mũi Có Phải Là Dấu Hiệu Của Bệnh E.Canis

chó chảy máu mũi 02

Chó chảy máu mũi do khá nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là do di truyền, do bị chấn thương, va chạm… Nhưng cũng có thể là triệu chứng của căn bệnh nguy hiểm. Bài viết này của đội ngũ chuyên gia PetHealth sẽ giúp bạn hiểu hơn về điều này!

Nguyên nhân khiến chó chảy máu mũi

1 vài nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc chó chảy máu mũi có thể kể đến như sau:

  • Do di truyền, nhân tố đông máu thứ 8 bị khiếm khuyết, khiến chức năng tạo sợi Fibrin giúp gắn kết hồng màu bị ảnh hưởng. Máu của chó không thể đông lại được và tuôn chảy liên tục khi có vết thương hở.
  • Do một số các dị vật, các loại côn trùng ký sinh gây ra hiện tượng dị ứng trên chó khiến chúng hắt hơi nhiều, vỡ niêm mạc mũi.
  • Chó đã ăn phải thuốc diệt chuột khiến sự đông máu bị vô hiệu quá.
  • Chó có các khối u trong xoang mũi
  • Chó bị sốc nhiệt hoặc say nắng
  • Chấn thương do va đập mạnh
  • Chó bị nhiễm nấm
Tuy nhiên, bạn cần hết sức lưu ý bởi chó bị chảy máu mũi có thể là dấu hiệu của 1 bệnh nguy hiểm có tên là bệnh giảm số lượng tiểu cầu ở chó (E.canis). Bệnh có những biểu hiện khác so với việc chó chỉ chảy máu mũi bình thường

Triệu chứng của bệnh giảm bạch cầu ở chó

Bệnh giảm bạch cầu ở chó là 1 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn Ehrlichia gây ra. Chúng gây ra cái chết cho rất nhiều chú chó ở khắp nơi trên thế giới.

Từ châu Á, châu Âu, châu Mỹ cho đến châu Phi. Nhưng chưa được phát hiện ở châu Phi. Bệnh có những biểu hiện đặc trưng như:

  • Chó yếu ớt, mệt mỏi lờ đờ, chán ăn, sút cân.
  • Sốt, buồn nôn, xuất huyết. Sự xuất huyết biểu hiện dưới dạng đốm hay vết bầm trên da hoặc là cả hai.
  • Mắt chó bị đổi màu hay giảm sự nhìn, có thể bị mù.
  • Tăng huyết áp, mất điều hòa, run rẩy do bị viêm màng não.
  • Thú cưng có hiện tượng phù nề ở chân và bìu.
  • Có sự nhiễm trùng toàn thân do sự đồng nhiễm nhiều bệnh do vi trùng, nấm hay nguyên bào cơ hội.
  • Biểu hiện kinh điển nhất là chảy máu từ mũi, mắt. Máu chảy nhỏ giọt hoặc thành tia.

Xem thêm: Cách hạ sốt cho chó

tại sao chó chảy máu mũi

Thời gian bệnh giảm bạch cầu dễ bùng phát

Bệnh xảy ra thường xuyên nhất vào mùa xuân và mùa hè. Khi vi khuẩn mới xâm nhập, chó thường không có biểu hiện gì. Giai đoạn cấp tính của bệnh bắt đầu từ một đến ba tuần sau khi bị nhiễm trùng và kéo dài từ hai đến bốn tuần.

Bệnh E.Canis có thể lây nhiễm sang người?

1 điều đáng quan ngại là bệnh giảm tiểu cầu ở chó có thể lây nhiễm sang người. Tuy con người có thể bị nhiễm bệnh, nhưng chó lại không phải là trung gian truyền vi khuẩn. Dấu hiệu lâm sàng của bệnh ở người gồm có sốt, nhức đầu, đau mắt, và khó chịu đường tiêu hóa.

Xem thêm: Hình chó chế

Chẩn đoán bệnh giảm tiểu cầu ở chó

Bệnh giảm tiểu cầu ở chó có những triệu chứng rất đặc trưng như chảy máu mũi, mắt. Dựa vào các triệu chứng lâm sàng mà bạn có thể chẩn đoán được chó của mình có mắc bệnh hay không.

Nhưng đó là cách mà bạn nên làm khi ở gần nhà không có phòng khám hay cơ sở thú y nào. Nếu có thể, bạn hãy đưa chó tới bệnh viện thú y khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường.

Để chẩn đoán chính xác cần phải làm xét nghiệm sinh lý máu, sinh hóa máu. Và chẩn đoán bằng xét nghiệm nhanh tìm sự hiện diện của kháng nguyên hay kháng thể đặc hiệu. Kết hợp cùng các triệu chứng lâm sàng thì bác sĩ thú y mới có thể kết luận được chó có bị nhiễm E.Canis hay không.

Trên đây là những chia sẻ từ đội ngũ chuyên gia PetHealth. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy chó cưng!

Xem thêm: Viêm tử cung ở chó

chó chảy máu mũi là bệnh gì
Xin chân thành cảm ơn!
Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:  
Tổng đài: 1900 299 982
Website: pethealth.vn 
Đặt lịch khám: https://pethealth.vn/dat-lich/ 
Rất hân hạnh được đón tiếp!

> Xem thêm các chương trình khuyến mãi tại Bệnh viện thú y PetHealth
Bài trước Bài sau
Bài viết liên quan:
Bài viết xem nhiều: