Cách Tiêm Cho Chó: Kinh Nghiệm Từ Bác Sĩ Thú Y

cách-tiêm-cho-chó

Bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức bằng cách tiêm vắc-xin cho chó tại nhà. Chỉ cần biết cách tiêm chó chó theo quy trình chính xác và làm theo những hướng dẫn cơ bản, tiêm vắc-xin tại nhà sẽ trở nên đơn giản và an toàn hơn. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo chó đang khỏe mạnh và đưa chó đi kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm vắc-xin.Vắc-xin cũng nên được bảo quản và vận chuyển đúng cách để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe cho chó.

Cách tiêm cho chó: Chuẩn bị

Đưa chó đi khám bác sĩ thú y

Cần đưa chó đi khám tổng quát trước khi tiêm vắc-xin. Bác sĩ thú y sẽ xác định chó có đủ khỏe mạnh để tiêm vắc-xin tại nhà hay không. Nếu chó bị bệnh hoặc suy yếu miễn dịch, tiêm vắc-xin sẽ trở nên vô hiệu hoặc khiến chó bệnh nặng thêm.

  • Tiêm vắc xin có thể giúp chó chống lại nhiều loại bệnh, tuy nhiên bạn không nên tự tiêm vắc-xin dại cho chó. Chỉ có bác sĩ thú y mới có khả năng tiêm vắc-xin để chích ngừa cho chó không bị bệnh dại

Nhận biết các phản ứng với vắc-xin

Chó rất hiếm khi phản ứng với vắc xin nhưng bạn vẫn nên chú ý những phản ứng có thể xảy ra. Chó có thể bị sưng tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, yếu sức hoặc chán ăn, hắt hơi hoặc ho. Một trong những phản ứng nghiêm trọng nhất là sốc phản vệ, có thể đe dọa đến tính mạng chó và cần được điều trị y tế ngay lập tức. Nếu thấy chó khó thở, tim đập chậm hoặc tụt huyết áp, bạn nên đưa chó đi khám thú y ngay. Nếu bị giảm nhịp tim hoặc tụt huyết áp, chó có thể trở nên buồn ngủ bất thường, suy nhược, chao đảo và cuối cùng là ngất xỉu trong vòng 20-30 phút.

  • Hầu hết các loại vắc-xin cho động vật chỉ được tiêm dưới da để giảm đau cũng như các phản ứng có thể xảy ra.
  • Nếu chó đã từng phản ứng với vắc xin, cho dù phản ứng rất nhỏ, bạn không nên cố tiêm bất kỳ loại vắc-xin nào tại nhà để ngăn ngừa phản ứng nghiêm trọng hơn.

Hiểu biết kiến thức cơ bản về vắc-xin

Cơ chế hoạt động của vắc-xin là mô phỏng vi-rút hoặc vi khuẩn gây nhiễm trùng bằng cách kích thích hệ miễn dịch sản xuất tế bào chống lại vi-rút hoặc vi khuẩn. Vắc-xin giúp hệ miễn dịch sẵn sàng đương đầu với vi-rút hoặc vi khuẩn sau này. Vì vậy, khi chó được tiêm vacxin cho chó để ngừa một loại vi-rút hoặc vi khuẩn nào đó, hệ miễn dịch của chó sẽ nhớ cách chống lại nhiễm trùng cũng như cách sản sinh tế bào chống lại vi-rút hoặc vi khuẩn đó.

  • Trên thực tế, ngoại trừ xuất hiện một số phản ứng nhẹ (phát ban nhẹ hoặc sốt), vắc-xin chỉ mô phỏng theo vi rút hoặc vi khuẩn và không hề gây nhiễm trùng cho chó.

Tiêm vắc-xin theo lịch trình

Đối với nhiều loại vắc xin, bạn có thể tiêm 2 mũi đầu cách nhau 3-4 tuần để đảm bảo hoạt động của hệ miễn dịch. Về sau, cứ cách 2-3 năm, bạn có thể tiêm một liều nhắc lại cho chó để khả năng phòng ngừa được cập nhật liên tục.

  • Mỗi loại vắc-xin có thời gian tiêm chủng riêng nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để xác định thời gian tiêm chủng cho chó.

Cách tiêm cho chó

Chuẩn bị tiêm

Kiểm tra để biết chắc chắn vắc-xin được vận chuyển đúng cách và bảo quản theo đúng nhiệt độ ghi trên nhãn. Bạn có thể phải pha trộn vắc-xin. Nếu vậy, bạn cần kết hợp 2 lọ vắc-xin theo đúng chỉ dẫn trên nhãn. Sau khi pha, cho dung dịch vào ống tiêm và loại bỏ bọt khí dư thừa bằng cách vỗ nhẹ bề mặt ống tiêm. Bạn nên chĩa mũi kim tiêm lên trên.

  • Hầu hết các loại vắc-xin cần được bảo quản theo nhiệt độ thông thường trong tủ lạnh.

Tiêm vắc-xin

Đặt ống tiêm nằm dọc theo lưng chó sao cho kim tiêm (phần bằng của kim) với cụm da chuẩn bị tiêm tạo thành một góc xiên. Nhẹ nhàng đâm kim vào da, đồng thời kéo ống tiêm lại. Từ từ ấn bơm tiêm xuống để truyền vắc-xin vào cơ thể chó.

  • Nếu thấy máu chảy ra từ mũi kim, bạn nên tiêm ở chỗ khác. Máu chảy ra từ mũi kim chứng tỏ bạn đã đâm phải mạch máu. Bạn không thể tiêm vắc-xin vào mạch máu.

Rút kim ra

Sau khi rút kim tiêm ra, bạn cần nhấn lên chỗ tiêm khoảng 30 giây để ngăn chảy máu. Cho kim và ống tiêm vào thùng rác thích hợp hoặc lọ thủy tinh để mang đi xử lý tại phòng khám thú y.

  • Không nên cho kim chưa được đậy kín vào thùng rác để tránh gây tổn thương cho công nhân môi trường trong quá trình xử lý rác.

Trên đây là những kinh nghiệm thực tế được PetHealth chia sẻ. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình nuôi dạy chó cưng

Bài viết có tham khảo từ nguồn: wikihow.vn

Xin chân thành cảm ơn!
Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:  
Tổng đài: 1900 299 982
Đặt lịch khám: https://pethealth.vn/dat-lich/ 
Rất hân hạnh được đón tiếp!

> Xem thêm các chương trình khuyến mãi tại Bệnh viện thú y PetHealth

 

Bài viết liên quan:
Bài viết xem nhiều: