Cách Chăm Sóc Chó Poodle Sau Sinh

Cách chăm sóc chó Poodle sau sinh

Cách tốt nhất để đảm bảo rằng chó của bạn vẫn ổn sau khi sinh là tìm hiểu thêm về việc sinh nở của chó diễn ra như thế nào. Loài chó đã sinh sôi và nhân giống hàng ngàn năm nay, đó là một quá trình tự nhiên, nhưng có những sự giúp đỡ của bạn việc sinh sản sẽ trở nên an toàn, loại bỏ mọi nguy cơ tiên lượng xấu. Khi chó mẹ kết thúc ca sinh là khi chúng cần một sự chăm sóc đặc biệt. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chăm sóc chó Poodle của mình sau sinh thường.

Ngay sau khi sinh

> Tắm, khám bệnh miễn phí cho Pet cưng

  • Thay mới tất cả khăn, đệm lót chuồng bằng chiếc mới sạch và mềm.
  • Không tắm chó mẹ ngay sau khi sinh nhưng nên bắt bỏ hết lông quanh các núm vú và âm hộ, hậu môn. Sau đó dùng khăn ướt lau sạch sản dịch. Nếu vùng bị bẩn rộng thì có thể dùng nước ấm rửa mông, bẹn, vú sau đó sấy khô.
  • Chó mẹ vẫn có thể ra sản dịch vài tuần sau khi sinh. Màu có thể xanh, nâu, vàng nhạt. Nhưng bạn phải chắc chắn rằng dịch sẽ ít dần, nhạt màu dần và hoàn toàn không có mùi hôi. Nếu phát hiện dịch có mùi hôi thì cần đưa chó Poodle mẹ đi khám bác sĩ thú y ngay. Đó có thể là dấu hiệu sót nhau, sót thai, viêm tử cung…
  • Khi sinh con xong, chó mẹ cần nghỉ ngơi vài tiếng cạnh các con. Cô chó Poodle có thể tranh thủ ngủ trong lúc con bú hoặc con ngủ. Và khi chó mẹ thức dậy, bạn phải kiểm tra xem nó có lanh lợi, phản ứng nhanh nhậy và thân thiết với đàn con hay không.
  • Thức ăn và nước uống hoàn toàn có thể đưa cho chó mẹ ăn bất cứ lúc nào nó muốn.

Những ngày tiếp theo

  • Nếu chó Poodle của bạn lông dài quá, chúng ta nên tắm rửa, cắt tỉa, chọn cho cô chó một kiểu lông thích hợp với việc chăm nuôi con, làm một “bà mẹ bỉm sữa”
  • Để chó mẹ và chó con tiếp xúc liên tục để chó con có thể bú mẹ bất cứ khi nào chúng cần sữa và theo dõi thái độ của chó mẹ với đàn con
  • Đo thân nhiệt chó mẹ hàng ngày trong 1 tuần sau sinh. Vì thời gian này, thân nhiệt chó mẹ có thể tăng 0.5 – 1 độ trong vài ngày. Sau đó sẽ trở về bình thường. Nếu cô chó ấy tăng nhiệt độ, bỏ ăn hoặc có vẻ hôn mê, hãy gọi cho bác sĩ thú y.
  • Lượng thức ăn và nước uống mà cô chó tiêu thụ phải lớn hơn đáng kể so với trước khi sinh con, gấp 4 lần lượng thức ăn của cô ấy trước khi mang thai. Số lượng con trong lứa đẻ sẽ xác định lượng thức ăn và nước uống mà cô chó cần.
  • Kiểm tra núm vú của cô chó hàng ngày. Bạn cần để ý các dấu hiệu nóng, đỏ, sưng, viêm, đổi màu hoặc đau. Sữa của cô chó phải có màu trắng và có độ đặc bình thường. Nó không được đặc hoặc chuyển sang màu hồng, đỏ, xanh lá cây hoặc vàng. Nếu chó mẹ có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, chúng cần được chăm sóc thú y khẩn cấp. Viêm tuyến vú là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ở các tuyến vú phát triển nhanh chóng và có thể trở nên nghiêm trọng nhanh chóng, thậm chí dẫn đến tử vong. Nếu núm vú của cô ấy bị tụt vào vì tạo ra nhiều sữa hơn nhu cầu của chó con, thì cô chó đã phát triển rối loạn cân bằng chuyển hóa gan. Và điều này có thể chuyển thành viêm vú.
  • Để ý các dấu hiệu của sản giật hoặc sốt sữa. Những dấu hiệu này bao gồm bồn chồn, lo lắng, thở hổn hển, run cơ, nhiệt độ tăng cao, rên rỉ và đồng tử giãn ra. Tình trạng này có thể xảy ra trong vòng 4 tuần đầu tiên sau khi chó con được sinh ra. Nếu không được điều trị, nó có thể gây tê cứng chân tay, co giật, suy sụp, thậm chí tử vong. Bác sĩ thú y sẽ có biện pháp điều trị vấn đề này, nhưng nên nhớ, phải đưa cô chó đến cơ sở thú y ngay lập tức.
  • Giữ những con chó khác và người lạ tránh xa cô chó và chó con của cô ấy. Cô chó Poodle của bạn có thể có hành động bảo vệ hung hăng vì cô ấy đang bảo vệ những chú chó con của mình.
  • Thỉnh thoảng đưa cô chó tách khỏi đàn con 5- 10 phút để cô chó có vài khoảng nghỉ ngơi ngắn, giúp tái tạo năng lượng.
Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:  
Tổng đài: 1900 299 982
Website: pethealth.vn 
Đặt lịch khám: https://pethealth.vn/dat-lich/ 
Rất hân hạnh được đón tiếp!

> Xem thêm các chương trình khuyến mãi tại Bệnh viện thú y PetHealth

Bài viết liên quan:
Bài viết xem nhiều: