Mèo Bị Rắn Cắn Có Chết Không? Cách Xử Lý Khẩn Cấp

Mèo bị rắn cắn rất ít gặp, tuy nhiên, nếu chẳng may thú cưng bị rắn cắn thì hậu quả rất nghiêm trọng. Tình huống này có nguy hiểm đến tính mạng của mèo không? Chủ nuôi cần xử lý ra sao? Tham khảo thông tin từ Bệnh viện thú y PetHealth qua bài viết sau.

meo bi ran can

Mèo bị rắn cắn là tình huống nguy hiểm và khẩn cấp

1. Mèo bị rắn cắn có chết không?

Bản năng của mèo là tò mò, chúng thường coi rắn là con mồi, truy đuổi, thậm chí còn tấn công rắn. Điều này khiến mèo có thể gặp kết cục không tốt là bị rắn cắn. Khi bắt gặp, chủ nuôi nào cũng đều lo lắng và bối rối. Hàng vạn câu hỏi đặt ra như: Rắn cắn mèo có chết không? Mèo bị rắn cắn có chết không? Mèo bị rắn cắn có làm sao không? ...

Câu trả lời là CÓ THỂ, đặc biệt là trường hợp bị rắn độc cắn. Mèo có thể bị tử vong khi rắn độc cắn nếu không được điều trị ngay lập tức, vết cắn do rắn độc thường gây tử vong

Mèo không miễn nhiễm với nọc rắn, mặc dù loài mèo có khả năng chống chịu lại nọc rắn rất cao so với một số động vật khác. Chấn thương của nọc rắn trên mèo có tác dụng chậm hơn hoặc không nghiêm trọng như khi rắn cắn một số loại động vật khác. Nhưng khi bị rắn độc cắn, mèo vẫn có thể tử vong như bình thường. Do đó, mèo bị rắn cắn vẫn được xếp vào tình huống nguy hiểm và cần cấp cứu khẩn cấp.

2. Hướng dẫn xử lý khi mèo bị rắn cắn

Vết thương do rắn cắn sẽ khác nhau và phản ứng của cơ thể cũng khác nhau rất nhiều tùy thuộc vào loại rắn, vị trí cắn, lượng nọc độc tiêm vào,... Lưu ý rằng, nếu mèo bị rắn độc cắn, cần đưa chúng đến bác sĩ thú y ngay lập tức để tăng cơ hội sống sót.

Quy trình xử lý trong trường hợp bị rắn cắn như sau.

2.1. Kiểm tra khu vực vết thương

Mèo có thể bị rắn cắn bất cứ đâu trong quá trình "trêu đùa" với nó. Thường thì các vết cắn xuất hiện nhiều ở khu vực miệng và chân mèo. 

  • Nếu bị rắn độc cắn: da mèo xuất hiện một hay nhiều vết răng nanh tại vị trí bị cắn. Vết cắt sưng tấy và đỏ lên, vết thương có máu chảy do nọc rắn có tác động đến khả năng đông máu của mèo. Lưu ý rằng: Nếu rắn độc cắn, vết thương càng gần tim thì chất độc càng nhanh thấm vào cơ thể và lan nhanh sang hệ bạch huyết và tuần hoàn.
  • Nếu bị rắn lành cắn: trên da có vết răng, nhưng không có vết răng nanh. Vết thương ít sưng hoặc không bị sưng, không tấy đỏ hay chảy máu.

Không phải tất cả các vết cắn của rắn đề có thể nhìn thấy, đặc biệt là mèo lông dài hoặc một số vết cắn không đâm thủng da.

meo bi ran can

Hình ảnh về sự thay đổi của vết thương khi mèo bị rắn độc cắn theo thời gian

2.2. Quan sát dấu hiệu lâm sàng

Quan sát và nắm được các dấu hiệu lâm sàng ở mèo để có thông tin cung cấp cho bác sĩ thú y. Các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện rất nhanh sau khi bị cắn chỉ trong vài phút và trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Một số dấu hiệu cần chú ý bao gồm:

  • Vết thương đâm thủng
  • Sưng vùng bị cắn
  • Chảy máu
  • Run rẩy
  • Bị yếu
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Đi lại mất cân bằng
  • Thở nhanh, thở gấp
  • Tím tái nướu răng
  • Chảy nước dãi hoặc sùi bọt mép
  • Mí mắt sụp xuống
  • Đồng tử giãn ra
  • Máu trong nước tiểu
  • Bất tỉnh...

Trong một số trường hợp, mèo có thể không bộc lộ bất kỳ dấu hiệu lâm sàng nào, ngay cả khi bị rắn độc cắn. Điều này thực sự rất nguy hiểm. Bởi vậy, khi phát hiện mèo bị rắn cắn, bạn cần đưa chúng đến bác sĩ thú y ngay lập tức, không chờ đợi cho đến khi thấy có dấu hiệu.

2.3. Xác định loại rắn tấn công mèo

Xác định loại rắn cắn giúp bác sĩ thú y có cách chữa phù hợp. Một số lưu ý dành cho bạn để hỗ trợ xác định loại rắn đó là:

  • Mang rắn chết đến bác sĩ thú y nếu có thể.
  • Nếu bạn chứng kiến tình huống tấn công giữa rắn và mèo. Hãy bình tĩnh và ghi nhớ đặc điểm của con rắn: màu sắc, hoa văn trên da, chiều dài, kích thước,...
  • Nếu bạn biết chính xác tên, loại rắn đã cắn mèo thì thật may mắn, bạn cần cung cấp thông tin này cho bác sĩ.
  • Không tiếp cận con rắn, tấn công hay giết con rắn nếu không có chuyên môn. Bạn cần chú ý an toàn cho bản thân, tránh bị chúng tấn công.
  • Nếu không thể nhận biết loại rắn, không chắc chắn nó có phải là rắn độc hay không. Hãy giả định rằng chúng là rắn độc để có những đề phòng cần thiết.

2.4. Mang mèo đến thú y khẩn cấp

Đưa mèo đến gặp các bác sĩ thú y càng sớm càng tốt để các bác sĩ cứu chữa kịp thời. Có thể gọi điện trước để xác minh xem cơ sở y tế bạn sắp đến có hỗ trợ tình huống mèo bị rắn cắn hay không.

Tại Bệnh viện thú y PetHealth, bạn có thể liên hệ HOTLINE- 1900 299 982 để được hỗ trợ. Hoặc trực tiếp đem mèo đến chi nhánh gần nhất, các bác sĩ luôn có mặt 24/7 để hỗ trợ khách hàng. Tra cứu thông tin chi nhánh của PetHealth: Tại đây

meo bi ran can

2.5. Lưu ý sơ cứu và di chuyển mèo

Trấn an mèo: Bạn chú ý trấn an tinh thần của mèo sau khi bị rắn cắn. Bởi, chúng càng kích động, càng di chuyển nhiều thì nọc độc lan càng nhanh và khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Giữ mèo nằm xuống và ngăn không cho mèo di chuyển. Chú ý cẩn thận, vì mèo có thể cắn bạn nếu chúng cảm thấy đau đớn.
Cố gắng đặt vùng bị cắn thấp hơn tim mèo.
Không tiến hành sơ cứu ngoài việc ấn nhẹ vết thương
+ Không mở hết thương để hút hay hút nọc độc ra ngoài
+ Không băng ga-rô hoặc băng ép lên khu vực gần vết thương
+ Không chườm đá lên vết cắn, vì dễ gây tổn thương da
+ Không sửa vết thương do rắn cắn, vì có thể khiến cho nọc độc thẩm thấu nhanh hơn.

2.6. Cung cấp thông tin liên quan cho bác sĩ

Bạn nên cung cấp các thông tin liên quan để các bác sĩ có thêm dữ liệu để chẩn đoán và điều trị. Một số thông tin như: vết thương, loại rắn đã cắn mèo (mô tả hình dáng con rắn), thời điểm bị cắn, những dấu hiệu lâm sàng xuất hiện ở mèo,...

2.7. Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ

Khi đem mèo đến bệnh viện thú y, bạn hãy bình tĩnh thực hiện theo sự hướng dẫn của các bác sĩ. Có thể mèo cần nội trú và điều trị. Các bác sĩ sẽ cập nhật tình trạng của mèo, tiên lượng bệnh để bạn nắm được. Nếu mèo có tiên lượng tốt, chúng sẽ phục hồi sau 24-48 giờ. Sau khi mèo được điều trị và xuất viện, bạn hãy chăm sóc chúng theo hướng dẫn từ bệnh viện.

meo bi ran can

Những điều quan trọng mà chủ nuôi cần thực hiện khi mèo bị rắn cắn

>> Xem thêm: Mèo bị nôn - Nguyên nhân và cách xử lý đúng cách

3. Chẩn đoán và điều trị mèo bị rắn cắn

Tại bệnh viện thú y, các bác sĩ sẽ có phương pháp chẩn đoán và điều trị theo từng trường hợp mèo bị rắn tấn công.

3.1. Ổn định tình trạng của mèo

Bác sĩ tiến hành một số phương pháp điều trị, sơ cứu ngay lập tức để ổn định tình trạng của mèo. Việc ổn định tình trạng của mèo giúp ích cho khả năng sống sót khi mèo bị rắn độc cắn. 

3.2. Đánh giá mức độ nghiêm trọng của vết rắn cắn

Bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm chẩn đoán thêm để đánh giá mức độ nghiêm trọng của vết rắn cắn.
+ Xét nghiệm máu: Đánh giá tình trạng máu đông, thời gian máu của mèo đông lại, số lượng tiểu cầu,...
+ Một số cơ sở có thể dùng bộ dụng cụ xét nghiệm nọc rắn để xác định loại rắn.
+ Có thể cần phân biệt vết rắn cắn với các vết thương khác thông qua nuôi cấy, đánh giá có bất kỳ nhiễm trùng do vi khuẩn nào đang phát triển không. Xét nghiệm phân để xác nhận có ký sinh trùng hay không.... Thường các đánh giá này thực hiện trong khi mèo đang được chăm sóc hỗ trợ.

3.3. Điều trị vết rắn cắn

Trong trường hợp mèo bị rắn độc cắn, mục tiêu điều trị là đảo ngược tác động của nọc độc lên cơ thể mèo. Kết hợp phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng.

  • Chăm sóc hỗ trợ: Trường hợp nghiêm trọng, mèo bị rắn độc cắn, chúng cần phải nhập viện để chăm sóc. Có thể cần truyền dịch tĩnh mạch, ống nuôi ăn, bổ sung oxy (khi mèo bị khó thở),...
  • Thuốc giải độc: Nếu xác định mèo bị rắn cắn, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc giải độc tương ứng để điều trị. Không phải tất cả các trường hợp mèo bị rắn cắn đều sử dụng thuốc giải độc.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được kê đơn để loại bỏ vi khuẩn có hại mà rắn để lại trong cơ thể. Thuốc kháng sinh chỉ cần thiết nếu mèo bị nhiễm trùng xung quanh vết cắn.
  • Phẫu thuật: trường hợp mèo bị hoại tử ở xung quanh vết cắn, mèo có thể cần phải phẫu thuật để loại bỏ mô chết.

meo bi ran can

Tùy vào từng trường hợp mà mèo được điều trị bằng phương pháp khác nhau: dùng thuốc giải độc, thuốc kháng sinh hay phẫu thuật

3.4. Phục hồi cơ thể và theo dõi sau điều trị

Nếu được điều trị kịp thời, mèo sẽ phục hồi sau khi sử dụng thuốc giải độc một đến hai ngày. Mèo sẽ được theo dõi tình trạng và giữ cho hoạt động ở mức thấp trong suốt quá trình chữa lành.

4. Nguyên nhân khiến mèo bị rắn cắn

Một con mèo khi được rong chơi, khám phá ngoài trời có thể tiếp xúc với rắn. Khi con rắn cảm thấy bị mèo đe dọa thì nó có thể tấn công mèo. Các tình huống có thể xảy ra cuộc "ẩu đả" của rắn và mèo:

  • Đi vào những khu vực có cỏ dài, rậm rạp, ẩm thấp vô tình va chạm với rắn
  • Trêu đùa, săn hoặc đuổi rắn

meo bi ran can

Mèo có "thú vui" trêu đùa, săn đuổi khi gặp rắn nên dễ bị chúng tấn công

5. Ngăn ngừa nguy cơ mèo bị rắn tấn công

Để phòng trường hợp mèo bị rắn tấn công, bạn có thể thực hiện một số biện pháp như sau:

  • Dọn dẹp khu vực rậm rạp mà rắn có thể ẩn nấp

Rắn thường sống trong các bụi cỏ cao, khu vực rậm rạp, um tùm và ẩm ướt như đống gỗ, đống đất đá,... Nếu mèo hay chơi bên ngoài, bạn nên phát quang bụi rậm để rắn không có chỗ ẩn nấp.

  • Có thể giữ mèo trong nhà

Có thể giúp mèo giảm nguy cơ tiếp xúc và "gây chiến" với rắn bằng cách giữ chúng trong nhà. Hoặc có dây xích cho mèo khi đi ra ngoài.

  • Mua thuốc đuổi rắn

Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc xịt, bột xua đuổi rắn để không có sự xuất hiện của chúng quanh nhà mình.

  • Loại bỏ nguồn thức ăn của rắn

Rắn thường săn mồi các loài gặm nhấm như chuột. Nếu nhà bạn có nhiều chuột thì dễ thu hút sẵn đến. Hãy dùng các biện pháp tiêu diệt chuột để loại bỏ chúng.

  • Trồng cây có khả năng đuổi rắn

Có thể trồng một số loại cây có mùi đặc trưng và mạnh để "đuổi rắn" như: cây lưỡi hổ, sắn dây, cây sả, gia vị nồng,...

meo bi ran can

Trồng sả quanh nhà để "xua đuổi" rắn

 

Kết luận: Mèo bị rắn cắn là trường hợp nguy hiểm, đặc biệt là khi bị rắn độc cắn. Mèo có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không xử lý kịp thời. Bạn hãy nhanh chóng đem chúng đến cơ sở thú y gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin quan trọng mà chủ nuôi cần lưu ý khi mèo bị rắn tấn công. Bạn có thể liên hệ đến Bệnh viện thú y PetHealth để được tư vấn và hỗ trợ các trường hợp khẩn cấp của thú cưng qua HOTLINE - 1900 299 982

Bài sau
Bài viết liên quan:
Bài viết xem nhiều: