Mèo Bị Nôn: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Mèo bị nôn không phải là hiện tượng hiếm gặp khi nuôi mèo. Nôn mửa có thể do một số nguyên nhân không nghiệm trọng nhưng cũng có thể là biểu hiện về sức khỏe của mèo. Cùng PetHealth tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý đúng đắn qua bài viết sau!

meo bi non

Phải làm sao khi mèo bị nôn?

1. Nguyên nhân khiến mèo nôn mửa

Có nhiều nguyên nhân khiến mèo nôn như sau:

  • Bị rối loạn tiêu hóa
  • Thay đổi chế độ ăn uống, ăn quá nhiều hoặc quá nhanh
  • Mèo nuốt phải dị vật (quần áo, đồ chơi, nhựa,...)
  • Ăn quá nhiều và quá nhanh
  • Ăn phải thức ăn độc hại, thức ăn ôi thiu, hết hạn sử dụng
  • Vô tình liếm phải hóa chất
  • Bị dị ứng
  • Nhiễm chất độc hay hóa chất
  • Say tàu xe
  • Nôn ói sau mổ (do phản ứng phụ của thuốc gây mê)
  • Mèo bị búi lông
  • Mèo mắc các bệnh lý nguy hiểm: suy thận, tiểu đường, suy gan, ung thư, các bệnh nhiễm trùng khác…

2. Mèo bị nôn mửa có nguy hiểm không?

Nhìn chung, khi mèo bị nôn xong nhưng vẫn ăn uống bình thường thì chúng ta không đáng lo ngại lắm. Có thể nguyên nhân bị nôn không nguy hiểm và có thể chữa trị dễ dàng.

Tuy nhiên, nếu mèo nôn liên tục, kèm theo một số biểu hiện bất thường thì có thể mèo đang gặp tình trạng bệnh lý nào đó. Một số triệu chứng báo động đi kèm như:

- Tần suất nôn nhiều lần/ngày
- Tiêu chảy
- Mèo mất nước, mệt mỏi
- Bãi nôn có máu....

meo bi non

Chủ nuôi cần thận trọng trong trường hợp mèo bị nôn kèm theo các biểu hiện lạ 

Chúng ta không nên tự phán đoán và xử lý mà cần phải mang chúng đến cơ sở thú y để thăm khám kịp thời. 

>> Liên hệ tư vấn từ Bệnh viện thú y PetHealth 24/7 qua HOTLINE: 1900 299 982

3. Cách chẩn đoán bệnh khi mèo bị nôn

Tìm ra nguyên nhân sẽ giúp cho việc điều trị và xử lý chính xác và hiệu quả tình trạng mèo bị nôn. Thông thường, việc tìm ra nguyên nhân sẽ dựa vào các cách làm sau:

3.1. Khai thác thông tin từ chủ nuôi

Những thông tin từ chủ nuôi góp phần xác định và loại bỏ những nguyên nhân cơ bản khiến mèo nôn.

  • Xác định mèo có bị thay đổi chế độ ăn uống không? Chế độ ăn bình thường của mèo ra sao?
  • Có di chuyển tàu xe không?
  • Có tiếp xúc gần với những nguyên nhân gây dị ứng, ngộ độc không?
  • Mèo có tiếp xúc với cây cối và các chất độc khác không?
  • Kiểm tra xung quanh xem có dị vật gì khiến mèo vô tình nuốt phải: dây chun, đồ chơi, viên, hạt,...
  • Mèo có đang dùng thuốc gì không?...

meo bi non

Quan sát có các loại hạt lạ, dây chun,... có thể khiến mèo nuốt nhầm rồi bị nôn không?

3.2. Đánh giá tình trạng nôn

Các thông tin về tình trạng nôn mửa của mèo cũng cần được đánh giá để đưa ra nguyên nhân và chẩn đoán:

  • Mèo bắt đầu nôn khi nào? Tần suất nôn ra sao?
  • Mèo nôn có kèm theo các triệu chứng khác không?
  • Mèo muốn nôn nhưng không nôn được?
  • Có gì trong chất nôn? Mặc dù không thể kết luận chắc chắn qua chất nôn, nhưng các bác sĩ có thể có cơ sở để đưa ra cách chẩn đoán và điều trị. Chẳng hạn: Nôn trong, nôn trắng hay nôn có bọt- nôn ngược từ thực quản hoặc dạ dày rỗng. Nôn kèm máu trong chất nôn: máu từ miệng, thực quản hoặc dạ dày. Chất nôn vẫn còn thức ăn chưa tiêu hóa: có thể do mèo không dung nạp hoặc dị ứng thức ăn, tắc nghẽn hoặc do kích ứng đường tiêu hóa... Mèo nôn ra dịch vàng do nhịn ăn lâu, hay vấn đề về gan, tụy,...

3.2. Bác sĩ thú y thăm khám 

  • Sờ, ấn bụng để xem mèo có thay đổi kích cỡ bất thường không, kiểm tra chúng có bị đau bụng không
  • Đo nhiệt độ xác định mèo có bị sốt không, đo nhịp tim và nhịp thở
  • Đánh giá bệnh sử, lịch sử khám sức khỏe và tiêm chủng của mèo
  • Tùy trường hợp mà bác sĩ có thể thực hiện:  Chụp X-quang (xác định có dị vật trong ruột không? Mèo có vấn đề về nhu động ruột không?), Siêu âm: quan sát cấu trúc, xác định sự bất thường của các cơ quan tiêu hóa, Xét nghiệm máu: xác định xem mèo nôn do tiếp xúc với chất độc không, xác định bệnh lý khác.

meo bi non

Các bác sĩ thú y sẽ có quy trình chẩn đoán và điều trị chính xác cho từng trường hợp mèo nôn mửa

>> Xem thêm: Mèo nôn ra bọt trắng do đâu? Cách chữa trị hiệu quả

4. Cách xử lý mèo bị nôn

Việc đầu tiên phải làm là không cố cho mèo ăn hoặc uống nước đến khi việc nôn mửa dừng lại. Tiếp theo, việc xử lý mèo bị nôn sẽ phụ thuộc vào việc chẩn đoán nguyên nhân.
Lưu ý rằng: Nếu không chắc về nguyên nhân; mèo có thể trạng yếu, mắc bệnh nền thì không nên tự ý điều trị tại mà nên tham khảo tư vấn từ bác sĩ thú y.

4.1. Với nguyên nhân cơ bản

Với các nguyên nhân cơ bản, mèo chỉ mắc phải các bệnh lý nhẹ, mèo sẽ giảm dần việc nôn ói và có thể ăn uống bình thường trở lại sau một hoặc hai ngày. Các nguyên nhân như: chế độ ăn uống, rối loạn tiêu hóa, say tàu xe,... Bạn có thể thực hiện các cách:

  • Thay đổi chế độ ăn của mèo phù hợp
  • Giảm bớt lượng thức ăn, có thể chia nhỏ nhiều giờ để mèo không bị nôn do ăn quá nhiều
  • Cho ăn thức ăn mềm như cơm, thịt gà không da, khoai tây để các bé dễ ăn mà không bị thiếu dinh dưỡng gây mất sức.
  • Thường xuyên cho mèo uống nước để bù lại lượng nước mất đi do hao hụt khi nôn. 

Nếu theo dõi và chăm sóc ở nhà, bạn hãy để tâm đến các bé nhiều hơn, quan sát những thay đổi lạ nếu có. Sau 1 ngày không khỏi, bạn nên đem mèo đến gặp các bác sĩ thú y.

4.2. Nguyên nhân là bệnh lý và dị ứng

Với các nguyên nhân phức tạp hay nguyên nhân bệnh lý, chúng ta sẽ cần thực hiện theo sự hướng dẫn của các bác sĩ thú y. Nếu không bị bệnh lý quá nghiêm trọng thì mèo sẽ nhanh chóng được điều trị khỏi và khỏe mạnh trở lại.

  • Mèo sẽ được điều trị nếu bị dị ứng, nhiễm hóa chất, nuốt dị vật mà chưa nôn ra được
  • Truyền dịch, truyền nước cho mèo để bổ sung dinh dưỡng, phục hồi sức khỏe
  • Sử dụng thuốc chống nôn để mèo ngừng nôn mửa, giảm khó chịu ở bụng và khiến mèo dễ ăn uống hơn
  • Có thể được theo dõi, nội trú điều trị theo phác đồ của từng bệnh lý.

meo bi non

Bác sĩ có thể yêu cầu mèo điều trị nội trú nếu tình trạng của các bé có chuyển biến nặng

5. Phòng tránh mèo bị nôn

Có một số nguyên nhân khá chủ quan khiến mèo bị nôn mửa mà chúng ta có thể giúp mèo tránh được. Là chủ nuôi, chúng ta có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Giữ môi trường sống của mèo đảm bảo vệ sinh, dọn dẹp và khử khuẩn thường xuyên để hạn chế nhiễm khuẩn đường ruột.
  • Loại bỏ những dị vật quanh khu vực sống của mèo
  • Hạn chế để mèo ra ngoài, tránh ăn thức ăn lạ và tiếp xúc với nguồn lây bệnh
  • Sổ giun định kỳ cho mèo
  • Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, thức ăn đảm bảo và nước uống sạch sẽ
  • Nếu thay đổi chế độ ăn hay thức ăn mới, nên thay đổi từ từ không thay đổi đột ngột. Có thể trộn thức ăn cũ và mới theo tỷ lệ tăng dần.
  • Thường xuyên tắm, chải lông để tránh việc mèo nuốt phải lông, tránh bị bệnh búi lông
  • Cho mèo thăm khám định kỳ để theo dõi sức khỏe và sớm phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn.

meo bi non

Giữ vệ sinh và chải lông mèo giúp hạn chế việc mèo cưng nuốt phải lông

>> Tham khảo: Cách xử lý khi mèo bỏ ăn


Mèo nôn là trường hợp thường gặp, tuy nhiên không thể chủ quan dù nguyên nhân là gì. Hy vọng những thông tin ở trên giúp bạn có thêm kiến thức để phòng ngừa và xử lý khi mèo bị nôn.y là những nguyên nhân và cách xử lý khi mèo bị nôn

Bài trước Bài sau
Bài viết liên quan:
Bài viết xem nhiều: