Mèo Bị Ghẻ Do Đâu? Triệu Chứng Và Cách Trị Ghẻ Cho Mèo
- Người viết: Pethealth lúc
- Các loại bệnh
Mèo bị ghẻ là tình trạng thường gặp ở nhiều loại mèo khác nhau. Tình trạng này gây ra khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe các bé. Nguyên nhân nào khiến mèo bị ghẻ, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Cùng PetHealth tìm hiểu tất cả thông tin này qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu tất cả thông tin về ghẻ ở mèo
1. Dấu hiệu bệnh ghẻ ở mèo
Bệnh ghẻ ở mèo có những dấu hiệu rõ rệt mà chủ nuôi dễ dàng nhận biết. Bạn có thể thấy các triệu chứng như sau:
- Da bị bong từng mảng, gây ngứa ngáy khó chịu.
- Mèo thường xuyên cắn hay đưa chân lên gãi gãi
- Mèo bị rụng lông thành từng mảng ở những vùng bị ngứa
- Xuất hiện các vết lở loét, bong vảy trên những vùng da bị ngứa
- Da bị kích ứng, viêm, có các vết máu nhỏ li ti gây khó chịu
- Da mèo dày hơn, có màu vàng
- Mèo xuất hiện mùi hôi và tanh trên da
Những dấu hiệu bệnh ghẻ ở mèo dễ nhận biết và phát hiện
Trường hợp mèo bị ghẻ nặng, da có thể chảy mủ và bốc mùi hôi tanh. Hầu hết chủ nuôi hiện nay đều dễ dàng nhận biết từ ban đầu, nên việc ghẻ nặng mới phát hiện đã hiếm gặp hơn.
2. Nguyên nhân khiến mèo bị ghẻ
Có nhiều nguyên nhân gây ra ghẻ ở mèo. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng này ở mèo.
2.1. Nấm và vi khuẩn
Nấm và vi khuẩn tấn công là nguyên nhân khiến cho mèo bị ghẻ. Điều này thường xuyên xảy ra ở những bé mèo có lông dài và rậm rạp.
- Không chăm sóc da cùng lông đúng cách là những nguyên nhân gây ra nấm và vi khuẩn trên mèo. Chẳng hạn:
- Không sấy khô lông mèo sau khi tắm
- Môi trường số ô nhiễm khiến virus, khi khuẩn xâm nhập và gây ra bệnh ngoài da
- Gửi mèo ở nơi lưu trú không đảm bảo vệ sinh…
2.2. Ve, rận
Sự xuất hiện của ve và rận có kích thước nhỏ là "thủ phạm" gây ra bệnh ghẻ ở mèo. Loại ve phổ biến ở mèo là Notoedres Cati Chúng đâm sâu và ký sinh vào da của mèo, sinh sản, lây lan bệnh ghẻ ra khắp cơ thể của mèo.
Ve rận là một trong những nguyên nhân khiến mèo bị ghẻ
2.3. Tiếp xúc với mèo bị ghẻ
Mèo bị ghẻ dễ lây lan sang những con mèo khác khi tiếp xúc, chơi đùa cùng. Một số loại bệnh ngoài da của mèo còn có khả năng lây lan sang chủ nuôi thông qua tiếp xúc gần.
2.4. Nguyên nhân khác
Có một số nguyên nhân khác có thể khiến mèo bị bệnh ghẻ như:
- Sử dụng sữa tắm không thích hợp gây ra dị ứng trên da mèo, làm chúng dễ bị ghẻ
- Thức ăn có hàm lượng muối cao khiến da bị dị ứng
3. Một số tình trạng ghẻ thường gặp ở mèo
Hiện nay thường có loại ghẻ xuất hiện trên mèo gồm: ghẻ ở tai, ghẻ ở cổ và mèo bị xà mâu.
- Mèo bị ghẻ ở tai: Biểu hiện đặc trưng là mèo ngứa ngáy và gãi tai liên tục. Bên trong tai mèo xuất hiện các vảy bám. Ngoài ra, mèo bị ghẻ tai có thể bị sưng, đỏ ở tai và có mùi khó chịu. Trường hợp nặng, vùng tai bị ẩm ướt, động mủ và mùi nặng nề hơn.
- Mèo bị ghẻ ở cổ: Bệnh ghẻ mèo ở cổ tương đối phổ biến. Dấu hiệu rõ rệt là ngứa ngáy, khó chịu, mèo gãi và cắn ở cổ liên tục. Xung quanh vùng cổ bị sưng đỏ, nhiều vết thương bị xây xước, chảy máu.
- Mèo bị xà mâu: Đây là loại ghẻ đào sâu làm tổ dưới da, gây khó chịu, đau đớn và những vết thương nặng và khó điều trị. Dấu hiệu: da sưng đỏ, bong tróc, rụng lông thành từng mảng.
Ghẻ tai ở mèo gây ra những vết sưng đỏ, viêm da ở vùng tai
4. Mèo bị ghẻ phải làm sao?
Ghẻ ở mèo không quá nguy hiểm và thể chữa hoàn toàn. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà chủ quan và lơ là trong việc phát hiện và chữa ghẻ cho các bé. Khi phát hiện mèo bị ghẻ cần áp dụng các phương pháp sau để xử lý.
4.1. Giữ vệ sinh cho mèo
Khi mèo bị ghẻ, viêm và rụng lông, bạn nên cạo sạch lông cho bé để hạn chế việc lan rộng và dễ dàng khi bôi thuốc.
Nên tắm cho mèo 1-2 lần mỗi tuần bằng sữa tắm chuyên dụng trị nấm ghẻ. Đặc biệt chú ý, sấy thật khô lông mèo, không để lông ẩm ướt khiến ghẻ bị nặng thêm.
Nếu bạn không có kinh nghiệm trong việc tắm vệ sinh cho mèo ghẻ, bạn hãy đem mèo đến các bệnh viện, phòng khám hay spa chuyên tắm chó mèo.
>> Tham khảo: Địa chỉ spa chó mèo tin cậy tại Hà Nội
4.2. Trị ghẻ bằng thảo dược
Có nhiều bài thuốc dân gian có công dụng trị ghẻ ở mèo rất hiệu quả. Bạn có thể dùng các loại lá dễ tìm như: lá trà xanh, lá đào, lá xà cừ, bạc hà, lá ổi,... nấu sôi lên, để nước nguội rồi sử dụng để tắm cho mèo.
Bạn có thể sử dụng tinh dầu bạc hà để bôi trực tiếp lên các vùng da bị nhiễm ghẻ. Các bài thuốc này tiết kiệm, dễ chịu và an toàn với làn da của mèo. Tuy nhiên, phương pháp thảo dược hiệu quả chậm và từ từ nên bạn cần thực hiện thường xuyên và kiên trì nhé.
Bạn có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian để điều trị ghẻ ở mèo
4.3. Trị ghẻ bằng thuốc
Phương pháp sử dụng thuốc sẽ có tác dụng mạnh và nhanh hơn so với dùng thảo dược. Đặc biệt, trường hợp mèo bị ghẻ nặng, rụng lông và vết viêm nặng. Nhiều loại thuốc trị ghẻ mèo dạng nước, bôi thoa trực tiếp lên vùng bị ghẻ cực hiệu quả.
Một số loại thuốc chuyên dụng cho mèo bị ghẻ như:
- Bravecto dạng viên (dùng được khi mèo mang thai và cho con bú)
- Nexgard dạng viên dùng để điều trị ghẻ và bọ chét
- Apoquel giúp giảm đau, giảm ngứa cho mèo
- Amoxi-Tabs: thuốc chống viêm nhiễm và các vết thương do ký sinh trùng gây ra
- Tresaderm: thuốc chống nhiễm trùng, giảm ngứa, giảm đau
- Hydrocortisone: thuốc bôi trị viêm, giảm sưng tấy và ngứa trên da.
Tuy nhiên, việc dùng loại thuốc nào, liều lượng ra sao cần phù hợp để không gây phản ứng phụ cho mèo. Hãy tham khảo người có chuyên môn để được tư vấn nhé.
Chúng tôi vẫn khuyến cáo, khi nghi ngờ mèo bị ghẻ, bạn nên đưa các bé đến gặp bác sĩ thú y. Các bác sĩ có chuyên môn sẽ thực hiện soi da, kiểm tra,... có chẩn đoán chính xác và đưa ra lời khuyên hữu ích nhất cho bạn. Bạn có thể liên hệ Bệnh viện thú y PetHealth qua HOTLINE - 1900 299 982 để được hỗ trợ.
5. Cách phòng ngừa bệnh ghẻ cho mèo
Để không phải loay hoay lo lắng khi phát hiện mèo bị ghẻ phải làm sao, chúng ta nên chủ động phòng ngừa cho mèo.
Một số việc nên làm để hạn chế mèo bị ghẻ như sau:
- Giữ vệ sinh nơi ở của mèo luôn sạch sẽ và thông thoáng. Vệ sinh và khử khuẩn định kỳ cho hộp cát, giường ngủ, đồ chơi,... của mèo.
- Tắm cho mèo đúng cách và sấy khô lông cho mèo cẩn thận
- Chọn sữa tắm phù hợp với da, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng
- Hạn chế tối đa việc để mèo tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
- Tránh cho mèo tiếp xúc với mèo hoang, mèo có dấu hiệu bị bệnh ghẻ
- Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, giàu vitamin và khoáng chất để đảm bảo hệ miễn dịch cho mèo
- Nên cho mèo kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tiêm phòng đúng hướng dẫn của bác sĩ để bảo vệ mèo khỏi bệnh tật.
- Thường xuyên quan sát mèo để phát hiện sớm dấu hiệu bất thường của mèo. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ của bệnh, hãy đưa chúng đến bệnh viện thú y để được hỗ trợ.
Chủ nuôi thường xuyên quan sát và nhận biết sớm những dấu hiệu ghẻ ở mèo để điều trị nhanh chóng và hiệu quả
Trên đây là tất cả các thông tin quan trọng về bệnh ghẻ ở mèo. Với những thông tin này, hy vọng bạn sẽ có thêm kiến thức, kinh nghiệm để phòng bệnh và xử lý tốt nhất khi mèo bị ghẻ. Chúc cho hành trình chăm sóc thú cưng của bạn nhiều niềm vui và thuận lợi!