Các Bệnh Thường Gặp Ở Mèo:Biểu Hiện, Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh, Điều Trị
- Người viết: Pethealth lúc
- Các loại bệnh
Trong quá trình phát triển của mình, các bé mèo cũng có thể xuất hiện một số vấn đề về sức khỏe. Các bệnh ở mèo thường gặp là gì? Nguyên nhân và cách chăm sóc ra sao? Cùng PetHealth tổng hợp trong bài viết dưới đây nhé.
1. Bệnh tiêu chảy ở mèo
Cũng khá giống với con người, các bé mèo cũng dễ gặp tình trạng bị tiêu chảy. Tình trạng, nguyên nhân và cách xử lý khi mèo bị tiêu chảy ra sao?
1.1. Dấu hiệu mèo bị tiêu chảy
Chúng ta nhận biết mèo của mình bị tiêu chảy qua một số biểu hiện sau: mèo bị co thắt bụng, bị nôn; phân của mèo loãng bất thường có giun hoặc có màu hơi đỏ, mùi tanh.
Mèo bị tiêu chảy là bệnh phổ biến và dễ nhận biết thông qua các biểu hiện bất thường
1.2. Nguyên nhân
Cùng một loại bệnh ở mèo nhưng tiêu chảy lại có nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây mình xin tổng hợp những nguyên nhân phổ biến.
Nguyên nhân tiêu chảy | Chi tiết |
Do nhiễm giun sán và vi khuẩn | Thường xuất hiện ở các bé mèo dưới 2 tháng tuổi. Vì vậy, hãy chú ý tẩy giun kịp thời cho mèo. |
Do rối loạn tiêu hóa | Mèo bị rối loạn tiêu hóa sẽ gây ra tình trạng bị tiêu chảy. Rối loạn tiêu hóa ở mèo xuất hiện do một số nguyên nhân sau: + Sử dụng thức ăn không phù hợp với thể trạng mèo + Bát đựng đồ ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh + Mèo ăn phải một số thức ăn linh tinh, hóa chất độc hại: xác động vật, xà phòng, chất tẩy rửa. |
Dấu hiệu nhiễm các bệnh nguy hiểm ở mèo như: bệnh care, bệnh FIP, bệnh FIV... | Ở một số bệnh ở mèo, tiêu chảy là dấu hiệu của bệnh. Để xác định chính xác nguyên nhân từ bệnh gì, các bé mèo cần được thăm khám bởi các bác sĩ thú y. |
1.3. Điều trị
Khi mèo bị tiêu chảy, chúng ta sẽ xử lý theo từng cấp độ. Nếu mèo bị nhẹ, có thể cho các bé uống Metamucil, thêm men vi sinh vào thức ăn, cung cấp thực phẩm nhiều chất xơ, cung cấp nhiều nước…
Tuy nhiên, với những trường hợp nguy cấp, hoặc không xác định nguyên nhân do bệnh nào; bạn hãy đưa mèo đi gặp các bác sĩ thú y càng sớm càng tốt.
2. Bệnh nấm ở mèo
Các vấn đề về da của mèo cũng là vấn đề khá đau đầu mà "con sen" thường gặp phải. Một trong những vấn đề phổ biến nhất là bệnh nấm ở mèo.
2.1. Biểu hiện
Mèo bị ngứa ngáy, khó chịu và bị rụng lông thành mảng. Các mảng có thể bị đóng vảy, mùi hôi, da màu đỏ và kích ứng. Tình trạng này có thể lan rộng ra toàn cơ thể và với các con mèo khác. Thậm chí nấm mèo lây cho cả người.
2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến việc nấm ở mèo là mèo không đảm bảo được vệ sinh, bộ lông tiếp xúc với bụi bẩn, độ ẩm nhiều. Các nguyên nhân hàng đầu gồm:
Mèo ít được sưởi ấm
Không lau khô sau khi tắm
Không được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là sau khi nghịch bẩn
Môi trường xung quanh quá ẩm ướt.
2.3. Điều trị
Khi bị nấm mèo, ta nên cạo lông và hạn chế việc lan rộng của các khu vực bị nấm.
Vệ sinh sạch sẽ chỗ bị nấm
Dùng các thuốc đặc trị cho bệnh nấm mèo như: Nizoral, Ketoconazol, Kentax, Biopirox, Fungikur, mỡ kẽm Oxyd
Trong trường hợp mèo bị nặng (các vùng nấm rộng và sâu) chúng ta nên đem đến các phòng khám để được hỗ trợ điều trị đúng cách.
Để phòng tránh bệnh nấm ở mèo, bạn nên giữ cho môi trường sống của mèo sạch sẽ và vệ sinh. Đồng thời, nên chú ý trong việc tắm rửa, chải chuốt và sấy lông mèo đúng cách.
Bệnh nấm rất dễ xuất hiện ở mèo nhưng điều trị và phòng tránh không quá phức tạp
3. Bệnh bọ chét mèo
Bọ chét chắc hẳn là nỗi ám ảnh của nhiều bạn khi nuôi mèo. Bệnh bọ chét là một trong những cái tên hàng đầu trong danh sách các bệnh ở mèo.
3.1. Dấu hiệu
Chúng ta có thể phát hiện bệnh bọ chét ở mèo qua những biểu hiện sau:
- Mèo bị ngứa ngáy khó chịu, hay gãi gãi và dụi trên da
- Da mèo có vết đỏ, vết xước do bị bọ chét cắn
- Lúc chải lông và tắm cho mèo thì thấy có con bọ chét hay phân của bọ chét
- Phát hiện một số ký sinh trùng bò trên da và lông mèo
3.2. Nguyên nhân
Do con bọ chét- là điều dễ biết về nguyên nhân gây ra bệnh bọ chét ở mèo. Tuy nhiên, vết cắn của chúng không phải là tác nhân chính mà là do nước bọt của bọ chét để lại trên da mèo.
Trong nước bọt của nó có chứa các thành phần protein gây ra phản ứng dị ứng, gây ngứa ngáy và viêm.
Còn việc xuất hiện bọ chét trên các bé "hoàng thượng" thì có thể: do lây bọ chét từ các con mèo khác, do chúng không được vệ sinh sạch sẽ, do môi trường sống bẩn,...
Nước bọt của bọ chét gây ra phản ứng dị ứng và khó chịu cho các bé mèo
3.3. Cách xử lý
Khi phát hiện mèo bị bọ chét, chúng ta cần xử lý song song 2 công việc sau:
Vệ sinh, giặt đồ dùng nơi mèo đi qua: giặt thảm, đệm,... hàng tuần. Nên dùng nước nóng để giặt nhằm tiêu diệt bọ chét và trứng bọ chét.
Xử lý bọt chét trên cơ thể mèo: Dùng sữa tắm, nước thuốc diệt bọ chét, hoặc thuốc dạng xịt để xử lý những con bọ chét tai quái trên các bé mèo.
Nếu có điều kiện, tụi mình có thể đem các bé mèo đến bệnh viện/phòng khám/spa chó mèo để vệ sinh sạch sẽ.
4. Mèo nhiễm giun sán
Nhiễm giun sán là một trong các bệnh thường gặp ở mèo. Biểu hiện của bệnh này khá đa dạng và cũng có nhiều nguyên nhân.
4.1. Dấu hiệu
Mèo ăn kém, chán ăn, yếu ớt, mệt mỏi hoặc mèo bị khó lên ký dù ăn uống đầy đủ là dấu hiệu rõ rệt để nhận biết mèo nhiễm giun sán. Ngoài ra, cũng có một số dấu hiệu khác thể hiện "hoàng thượng" của bạn bị nhiễm giun sán như:
Lông mèo bị xẹp xuống hoặc xỉn màu
Nước bị nhạt màu hoặc trắng
Phân mèo có màu lạ hoặc mèo bị tiêu chảy: phân bị màu đen hoặc phân có máu tươi
Xuất hiện tình trạng nôn mửa thường xuyên
Bụng mèo bị sưng lên, chướng bụng
Mèo bị lừ đừ, chậm chạm
Những dấu hiệu trên là những dấu hiệu mà chúng ta có thể quan sát được và "dự đoán" là các bé bị giun sán. Để chính xác nhất thì bạn nên đưa các bé đi thăm khám tại cơ sở chuyên thú y.
4.2. Nguyên nhân
Mèo bị sán xảy ra do giun sán xâm nhập vào cơ thể của mèo. Việc xâm nhập này bắt nguồn từ việc: bị lây trứng giun từ sữa mèo mẹ, nhiễm giun qua da, lây giun sán từ các con mèo khác,...
4.3. Cách xử lý
Đưa mèo đến bác sĩ thú y để xác định chính xác mèo bị tình trạng gì. Từ đó chúng ta sẽ điều trị giun sán cho mèo theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên môn.
Vệ sinh khu vực mèo sống, đảm bảo không gian sạch sẽ và mát mẻ
Cho mèo ăn thức ăn rõ nguồn gốc, đảm bảo an toàn
Nên tẩy giun định kỳ cho các bé mèo.
Tẩy giun định kỳ giúp các bé mèo phòng tránh giun sán hiệu quả
5. Bệnh rụng lông
Mèo rụng lông là biểu hiện bình thường. Nếu rụng lông do mùa rụng lông hay mèo lão hóa và lớn tuổi thì chúng ta có thể bỏ qua. Tuy nhiên, nó được xếp vào tình trạng bất ổn khi lông bị rụng quá nhiều và thành từng mảng. Cùng điểm qua biểu hiện, nguyên nhân và cách chữa của bệnh thường gặp này nhé.
5.1. Biểu hiện
Biểu hiện đáng báo động của bệnh ở mèo là: Lông rụng nhiều, rụng thành từng mảng, lớp da bị đỏ, có thể xuất hiện vảy. Đây là tình trạng bất bình thường và lên còi báo động SOS cho các con sen đây.
5.2. Nguyên nhân
Bệnh rụng lông xuất hiện ở mèo do các nguyên nhân chính sau:
Mèo bị thiếu dinh dưỡng: Chế độ ăn không đủ chất, thiếu khoáng chất và vitamin có thể làm mèo bị rụng lông.
Mèo bị căng thẳng tâm lý: Việc trải qua căng thẳng, stress và lo âu cũng khiến cho các bé mèo xảy ra tình trạng rụng lông trầm trọng. Đừng bỏ qua đời sống tinh thần cho các em bé nhé!
Mèo bị dị ứng: Khi bị dị ứng, mèo có thể bị rụng lông và ngứa ngáy. Còn nguyên nhân dị ứng thì có thể do thức ăn, môi trường không đảm bảo hoặc dị ứng với sản phẩm chăm sóc.
Mèo bị bệnh lý: Có nhiều bệnh lý ở mèo như tiểu đường, giun đường ruột, nhiễm trùng,... khiến cho mèo bị rụng lông.
Có nhiều nguyên nhân khiến cho mèo bị rụng lông, xác định đúng nguyên nhân để điều trị triệt để
5.3. Cách điều trị
Tùy vào từng nguyên nhân ở trên mà chúng ta sẽ có giải pháp thích hợp. Dưới đây là các cách xử lý dành cho bạn:
Tắm và sấy khô lông cẩn thận, đặc biệt là vùng bị rụng ở chân, bụng, tai,...
Dùng các sản phẩm chăm sóc chuyên dụng cho mèo bị rụng lông
Chải lông thường xuyên để loại bỏ lông bị rụng và giúp bộ lông của mèo được mềm mượt
Bổ sung dinh dưỡng cho mèo thông qua một thực đơn khoa học và hợp lý
Chơi với các em, vuốt ve vỗ về để giải tỏa những căng thẳng và stress tâm lý
Trong trường hợp rụng lông chưa rõ nguyên nhân hay do bệnh lý nào đó, chúng ta đừng đoán bừa nhé “các sen”. Cụ thể thì vẫn phải dựa vào chẩn đoán từ bác sĩ có chuyên môn và xử lý theo tư vấn của các bác sĩ.
6. Bệnh dại
Bệnh dại là bệnh thường gặp và cũng được xếp vào các bệnh nguy hiểm ở mèo mà chúng ta cần lưu ý. Do tính chất nguy hiểm với cả mèo và người nuôi nên các bác sĩ thường khuyến cáo phải tiêm phòng bệnh dại cho các bé mèo.
6.1. Biểu hiện
Thông thường, mèo bị bệnh dại sẽ có các biểu hiện sau:
Chảy nước dãi, sùi bọt mép
Lo lắng bồn chồn
Mèo bị sợ nước, không dám đến gần nước hoặc thậm chí là sợ luôn tiếng nước
Tâm lý mèo bị bất ổn, hung hãn và dữ tợn hơn
Dễ bị kích động
Thường nhe răng để nhăm nhe cắn xé
Có thể bất thường lao đến cắn các con vật khác hay tự cắn cấu bản thân.
6.2. Nguyên nhân
Virus gây bệnh dại chính là nguyên nhân của căn bệnh này. Chúng tác động trực tiếp đến hệ thần kinh và tủy sống của mèo. Virus phát triển nhanh và mạnh mẽ đồng thời chúng cũng lây truyền cực nhanh..
6.3. Cách xử lý
Thực tế, nên tiêm phòng dại cho mèo khi mèo được 2 tháng tuổi để hạn chế một cách tối đa nhất việc mèo bị bệnh dại. Thật tệ khi để cho mèo xuất hiện dại mới tìm đến cách xử lý. Khi xâm nhập và gây ra các biểu hiện thì chúng đã ở giai đoạn diễn biến nhanh chóng. Các bé dễ phải ra đi và tạm biệt chúng ta mãi mãi.
Trường hợp không may mèo bị bệnh dại, hãy liên hệ với cơ quan kiểm soát động vật nhanh chóng. Đồng thời, chú ý bảo vệ an toàn cho bản thân và mọi người để tránh bị chúng tấn công.
Bệnh dại là bệnh nguy hiểm ở mèo do diễn biến nhanh và có nguy cơ lây lan sang người
7. Bệnh giảm bạch cầu
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo vừa là bệnh phổ biến và cũng là bệnh gây nhiều nguy hiểm. Chúng thường xuất hiện ở các bé mèo con từ 2 đến 6 tháng tuổi và khi trưởng thành thì nguy cơ nhiễm bệnh sẽ giảm đi. Lựa chọn nuôi các bé mèo, chúng ta không nên bỏ qua thông tin về loại bệnh này.
7.1. Biểu hiện
Biểu hiện mèo bị bệnh giảm bạch cầu sẽ được chia thành 3 thể với các biểu hiện khác nhau. Mời bạn tham khảo bảng tổng hợp sau nhé:
Biểu hiện | |
Thể quá cấp tính |
|
Thể cấp tính |
|
Thể ẩn tính | Bệnh giảm bạch cầu ở thể này không có nhiều biểu hiện cụ thể. Chỉ xuất hiện sốt nhẹ và giảm bạch cầu, khá là khó nhận biết. |
7.2. Nguyên nhân
Bệnh giảm bạch cầu xuất hiện do một loại virus có tên Felien Parvovirus (FPV)- một virus thuộc nhóm Parvovirus. Điểm đặc biệt là virus có thể chống chọi với môi trường, bám trụ bề mặt lâu và lây lan.
Còn nguyên nhân để nhiễm và lây lan virus này thì có thể kể đến:
Do di truyền từ mèo mẹ sang mèo con
Cơ thể mèo bẩm sinh đã mắc virus gây ra giảm bạch cầu
Mèo bị lây nhiễm khi tiếp xúc với mèo hoang, hay tiếp xúc với mèo đã nhiễm bệnh
Bị lây từ đồ vật dùng chung, do virus có độ bám trụ trên các bề mặt rất lâu.
7.3. Cách chữa trị
Đầu tiên và rất quan trọng: mèo sơ sinh dễ bị nhiễm bệnh giảm bạch cầu. Do đó, nên tiêm vacxin phòng bệnh theo khuyến cáo của bác sĩ (khi bé 6-8 tuần tuổi).
Khi phát hiện trong bầy đàn có mèo bị nhiễm bệnh giảm bạch cầu, chúng ta cần cách ly chúng ngay lập tức để tránh lây lan và chữa trị hiệu quả. Nếu không có chuyên môn, chúng ta nên đưa bé đến bệnh viện và phòng khám thú y để chữa trị kịp thời.
Ngoài ra, chúng ta cũng chú ý vệ sinh khu vực sinh sống của thú cưng, đảm bảo sạch sẽ và an toàn. Hạn chế cho các bé mèo tiếp xúc với mèo hoang, mèo lạ có nhiều nguy cơ lây bệnh.
Mèo con là lứa tuổi dễ nhiễm bệnh giảm bạch cầu, bạn nên chủ động tiêm phòng sớm cho bé để giảm nguy cơ nhiễm bệnh
8. Mèo bị viêm phúc mạc (FIP)
Các bệnh ở mèo vừa thường gặp, vừa nguy hiểm khá là nhiều. Một trong số đó không thể không nhắc đến Viêm phúc mạc (FIP). Bệnh này có thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và có nguy cơ tử vong cao.
8.1. Biểu hiện
Mèo bị bệnh FIP có nhiều triệu chứng để nhận biết. Có 2 thể với các biểu hiện khác nhau như sau:
Thể ướt
Bị sốt và nhiệt độ cao, khoảng 39.5 độ C
Có dịch tích tụ ở phần khoang bụng
Bụng mèo bị phình to ra
Mèo thở gấp
Da nhợt nhạt
Thể khô
Mèo bị kén ăn, bỏ bữa
Bị sốt nhẹ
Vàng da, bị viêm màng bồ đào
Phần bụng bị sưng, xuất hiện các hạch bạch huyết
Có một vài triệu chứng bất ổn về thần kinh như: mất kiểm soát, co giật, nhãn cầu rung.
8.2. Nguyên nhân
Bệnh FIP ở mèo gây ra bởi một loại virus thuộc chủng Coronavirus gây ra. Ở tất cả độ tuổi của mèo đều có cơ nhiễm bệnh, đặc biệt là các bé mèo đề kháng yếu. Bệnh FIP sẽ lây lan qua phân và đây chính là nguyên nhân chính gây ra loại bệnh này.
8.3. Cách chữa trị
Thật buồn khi phải báo rằng, bệnh FIP ở mèo khó có thể chữa khỏi được. Chúng ta chỉ can thiệp và điều trị để kéo dài tuổi thọ cho các bé. Khi phát hiện bị bệnh, hãy cách ly khẩn cấp để không bị lây lan sang các bạn mèo khác.
Do đó, ngay từ khi mèo được 4 tháng tuổi, chúng ta nên tiêm phòng kịp thời cho các bé. Song song với đó, nên vệ sinh chỗ ở và chú ý tiệt trùng và diệt khuẩn các vật dụng mà mèo tiếp xúc, máng đựng thức ăn, nước uống... nhằm ngăn ngừa tối đa các virus gây bệnh.
Bệnh FIP khó có thể chữa khỏi, hãy liên hệ các bác sỹ thú y để thăm khám và tư vấn chữa bệnh cho mèo
9. Hội chứng suy giảm miễn dịch ở mèo (FIV)
Bệnh suy giảm miễn dịch ở mèo (FIV) là bệnh thường gặp ở mèo do một loại virus thuộc họ Retrovirus gây ra. Bệnh này khiến mèo giảm chức năng miễn dịch, thiếu đề kháng để chống lại bệnh tật. Bạn có thể hình dung nó khá tương tự như HIV ở người.
Suy giảm miễn dịch nằm trong các bệnh thường gặp ở mèo. Theo thống kê thì cứ 100 con mèo sẽ có 3 con mắc bệnh này.
9.1. Biểu hiện
Bệnh FIV ở mèo có những biểu hiện khác nhau theo từng giai đoạn. Có 3 giai đoạn bệnh và các biểu hiện sau:
Giai đoạn | Biểu hiện |
Cấp tính |
|
Giai đoạn cận lâm sàng | Có thể kéo dài trong nhiều năm, không có biểu hiện rõ rệt bên ngoài nhưng bên trong khá là âm ỉ. Hệ thống miễn dịch bị phá hủy từ từ, từng ngày một. |
Giai đoạn cuối | Giai đoạn này hệ thống miễn dịch của mèo đã bị hủy diệt hoàn toàn. Chúng không có khả năng chống lại bệnh nào nữa, nhanh yếu đi, dễ phát sinh bệnh. Chúng có nguy cơ mắc các bệnh: nhiễm trùng răng miệng, bệnh hô hấp, thần kinh, thiếu máu,... |
9.2. Nguyên nhân
Như có nhắc ở trên, mèo bị FIV do virus thuộc họ Retrovirus gây ra. Chúng bị lây lan từ mèo sang mèo, lây từ mèo mẹ sang mèo con khi đang mang thai hoặc cho con bú (tỷ lệ thấp). Nó không lây nhiễm qua các vết cắn của mèo nhiễm bệnh, không lây qua đường hít thở hay đường tiêu hóa.
9.3. Cách chữa trị
Bệnh suy giảm miễn dịch FIV ở mèo khá khó phát hiện và cũng chưa có kháng thể để điều trị triệt để. Việc chẩn đoán và điều trị sẽ phải được thực hiện bởi các bác sĩ thú y có chuyên môn.
Với người nuôi mèo, chúng ta hãy chủ động phòng tránh cho mèo thông qua việc tiêm phòng định kỳ. Nếu chẳng may phát hiện mèo nhiễm bệnh, chúng ta nên thực hiện đúng theo phác đồ và khuyến cáo của bác sĩ.
Tiêm phòng định kỳ giúp các bé mèo giảm nguy cơ nhiễm bệnh FIV
10. Bệnh nhiễm trùng Chlamydia
Bệnh Chlamydia là một trong các bệnh ở mèo rất thường gặp. Bệnh do loại vi khuẩn có tên Chlamydophila Felis gây ra. Mèo ở tuổi 5 đến 12 tuần sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh này nhất.
10.1. Triệu chứng
Khi bị bệnh Chlamydia, mèo sẽ có những biểu hiện như sau: Xuất hiện gỉ mắt và khó thở. Ban đầu nước chảy ra từ mắt, sau đó gỉ trở nên đặc hơn có màu xanh và màu vàng. Khi bị nặng hơn, mèo sẽ bị hắt hơi, chảy nước mũi, sốt, chán ăn và bị viêm phổi nặng.
10.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra bệnh Chlamydia là do vi khuẩn Chlamydophila Felis. Loại vi khuẩn này tồn tại trên màng nhầy của hệ hô hấp, hệ tiêu hóa của mèo. Đa phần bệnh này sẽ do lây nhiễm từ mèo bị Chlamydia trước đó. Chỉ cần tiếp xúc với mèo bệnh, vi khuẩn có thể lây lan và làm cho thú cưng nhiễm bệnh.
Vi khuẩn Chlamydophila là nguyên nhân chính gây ra tình trạng bệnh
10.3. Điều trị và phòng tránh
Giai đoạn nguy hiểm và dễ nhiễm bệnh là nhóm tuổi mèo con. Nên chúng ta cần chủ động phòng ngừa cho các bé. Đặc biệt là lúc mèo mẹ mang thai và sinh con, chúng cần được khám và xét nghiệm âm tính với Chlamydia.
Ngoài ra, nguồn lây bệnh là từ các con mèo nhiễm Chlamydia. Do đó, không nên cho thú cưng tiếp xúc với những con mèo lạ có nguy cơ nhiễm bệnh. Chú ý khử khuẩn và vệ sinh môi trường sống của các bé thật cẩn thận.
Trong trường hợp mèo có những biểu hiện nghi ngờ là nhiễm Chlamydia, hãy nhanh chóng đưa các bé đến bệnh viện thú y gần nhất để thăm khám kịp thời.
Trên đây là thông tin về các bệnh thường gặp ở mèo. Việc chăm sóc và nuôi dưỡng các bé mèo là một hành trình dài vì vậy, nắm được các bệnh ở mèo là bước đầu để chúng ta trang bị kiến thức và chăm sóc các bé thật tốt. Chúc bạn có hành trình “làm sen” suôn sẻ nhé!
Hệ thống bệnh viện thú y PetHealth là hệ thống bệnh viện lớn với nhiều chi nhánh trên khắp tỉnh thành cả nước. Bệnh viện chuyên thăm khám, điều trị các bệnh ở thú cưng. Đừng ngần ngại liên hệ PetHealth để được tư vấn về chăm sóc sức khỏe các bé mèo: HOTLINE: 1900 299 982 (24/7)