Bệnh Fip Ở Mèo, Tất Tần Tật Thông Tin Mà Bạn Nên Biết
- Người viết: Pethealth lúc
- Các loại bệnh
Bệnh FIP ở mèo là một bệnh nguy hiểm mà người nuôi mèo cần trang bị kiến thức để phòng và chữa bệnh cho các bạn thú cưng của mình. Cùng Pethealth tìm hiểu tất tần tật thông tin về bệnh FIP qua bài viết dưới đây nhé!
1. Bệnh FIP ở mèo là gì?
Bệnh FIP ở mèo là loại bệnh nguy hiểm ở mèo do chủng virus Corona gây ra. FIP là viết tắt từ tên khoa học của bệnh là Feline Infectious Peritonitis (FIP). Bệnh FIP ở mèo còn có tên gọi khác là Bệnh viêm phúc mạc.
Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh FIP chưa có thuốc đặc trị, chỉ có các biện pháp điều trị tạm thời và hạn chế lây lan bệnh. Mèo mắc phải bệnh FIP có tỷ lệ tử vong rất cao, lên đến 98%. Mèo dưới 2 tháng tuổi là nhóm tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phúc mạc.
Bệnh FIP ở mèo còn có tên khác là Bệnh viêm phúc mạc mèo
2. Dấu hiệu nhận biết mèo bị FIP
Nhìn chung, dấu hiệu bệnh fip ở mèo sẽ là: sốt, nôn mửa, kém ăn, mèo lờ đờ và bị tiêu chảy. Cụ thể hơn, triệu chứng bệnh FIP ở mèo được chia thành 2 thể: thể ướt và thể khô.
Mèo mắc bệnh FIP ở thể khô |
|
Mèo mắc bệnh FIP ở thể ướt |
|
Giai đoạn đầu mắc bệnh Viêm phúc mạc, các triệu chứng trên được biểu hiện khá rõ ràng. Do đó, chúng ta cần quan sát và để ý những bất thường ở mèo. Nếu thấy có các biểu hiện trên, cần đưa các bé đến cơ sở thú y để thăm khám sớm nhất.
Chú ý quan sát bé mèo của mình để phát hiện sớm những bất thường về sức khỏe nhé
3. Nguyên nhân gây bệnh Viêm phúc mạc mèo
Như có nhắc ở đầu bài, bệnh FIP ở mèo do Coronavirus gây ra (FCoV). Tuy nhiên, không phải tất cả mèo nhiễm FCoV đều sẽ chuyển thành bệnh FIP. Tỷ lệ mèo bị nhiễm virus FCoV phát triển thành FIP là 5-10%.
Các nguồn lây bệnh:
Phân, nước tiểu và nước bọt của mèo bệnh: Loại virus này khá phổ biến ở khu vực có nhiều mèo sinh sống, chẳng hạn như trại giống, nhà nuôi dưỡng,... Virus này có trong phân, nước tiểu và bọt của mèo bệnh. Mèo bị nhiễm virus gây bệnh FIP từ các con mèo khác bị bệnh, đặc biệt là qua phân mèo.
Lây từ mèo mẹ sang mèo con: Bệnh FIP có thể lây truyền virus FCoV từ mèo mẹ sang mèo con.
Tiếp xúc với virus gây bệnh trong môi trường bên ngoài, trên các bề mặt, virus trong nước bọt- nước tiểu của mèo bị bệnh...
Tất cả các độ tuổi của mèo đều có nguy cơ nhiễm bệnh, đặc biệt là các bé mèo dưới 2 tháng tuổi và mèo có sức đề kháng kém.
4. Bệnh fip ở mèo có lây sang người không?
Theo nghiên cứu, virus gây bệnh FIP chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo, bệnh FIP không thể lây từ mèo sang người.
Tuy nhiên, chúng ta cũng nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa, vệ sinh môi trường và sát khuẩn thật kỹ để tránh virus bám và lây lan sang các bé mèo khác.
Bệnh FIP ở mèo không thể lây sang người
5. Cách phòng bệnh FIP cho mèo
Phòng bệnh hơn chữa bệnh- đó là tiêu chí để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và cho thú cưng của mình. Đặc biệt là với bệnh FIP ở mèo, một loại bệnh vẫn chưa có thuốc chữa trị. Bạn hãy chủ động phòng tránh bệnh FIP cho mèo qua các biện pháp sau:
Tiêm vaccine phòng bệnh: Đưa mèo đi tiêm phòng đầy đủ để tạo ra kháng thể chống lại bệnh FIP. Việc tiêm vaccine phòng bệnh sẽ thực hiện lúc các bé mèo được 4 tháng tuổi. Cụ thể hơn, bạn nên đưa các bé đến cơ sở thú y để nhận được tư vấn lịch tiêm, liều lượng và chi phí cụ thể.
Đảm bảo vệ sinh môi trường sống: Nên thường xuyên vệ sinh nơi ở của các bé mèo. Đặc biệt, khi có bé mèo đã mắc bệnh thì cần sát khuẩn cẩn thận để virus không lây lan diện rộng.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: Chúng ta nên chú chú ý cung cấp khẩu phần ăn hợp lý, đảm bảo các chất dinh dưỡng để mèo khỏe mạnh, hạn chế đau ốm.
Quan tâm đời sống tinh thần cho mèo: Nên tạo không gian sống thoải mái, thường xuyên tương tác, chơi cùng, vuốt ve để các bạn được phát triển.
Tiêm vắc-xin là phương án hiệu quả để phòng bệnh FIP cho mèo
>> Tham khảo: Dịch vụ vaccine cho mèo tại Pethealth
6. Chẩn đoán bệnh Viêm phúc mạc ở mèo
Khi thăm khám bệnh cho mèo, các nội dung chẩn đoán lâm sàng và phi lâm sàng như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
Các triệu chứng khi mèo bị FIP sẽ biểu hiện qua:
Các triệu chứng đường hô hấp: hắt hơi nhẹ, chảy nước mũi và mắt
Mèo nôn mửa
Bị chán ăn, giảm cân
Tiêu chảy mãn tính
Và những biểu hiện ở mục 2
Chẩn đoán phi lâm sàng
Giải pháp kiểm tra bệnh FIP ở mèo là sử dụng Test Kit
Tiến hành sinh thiết mẫu ruột và dựa vào kết quả để đánh giá tình trạng bệnh FIP ở mèo.
7. Cách chữa bệnh fip ở mèo
Trường hợp mèo bị nhiễm virus FCoV thông thường, hoặc giai đoạn rất sớm của bệnh chưa phát triển thành bệnh FIP, mèo có thể tạo ra kháng thể chống lại virus.
Khi đã khỏi bệnh nhờ miễn dịch thì mèo vẫn có thể bị tái phát bệnh, thường trong vòng 1 tuần. Ở một số con mèo khác thì không thể loại bỏ hoàn toàn virus, cơ thể luôn chứa virus bệnh. Trường hợp này, chúng ta chỉ có thể dùng các loại kháng sinh để tránh bị nhiễm trùng.
Ở giai đoạn sau của quá trình phát triển virus, nếu mèo bị bệnh FIP thì đến 98% bị tử vong. Lý do bởi, căn bệnh này chưa có thuốc đặc trị và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị sẽ tập trung vào: giảm nhẹ triệu chứng và bổ sung dinh dưỡng cho bé.
Giảm nhẹ triệu chứng: Sử dụng corticosteroid (thuốc tương đương) để giảm viêm và ức chế miễn dịch; dùng kháng sinh để kiểm soát nhiễm trùng thứ phát; truyền dịch để bù nước và điện giải.
Bổ sung dinh dưỡng: Chăm sóc dinh dưỡng cho mèo, bổ sung các thực phẩm dễ tiêu hóa để mèo khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch.
Tất cả các chẩn đoán, xác định bệnh và điều trị bệnh FIP ở mèo nên được thực hiện bởi các bác sĩ thú y có chuyên môn. Khi phát hiện mèo có các triệu chứng của bệnh FIP, hãy nhanh chóng đem các bé mèo đến thăm khám tại cơ sở y tế tin cậy.
Việc chẩn đoán và điều trị bệnh FIP cho mèo cần thực hiện bởi các bác sĩ thú y
Trên đây là tất tần tật thông tin về bệnh FIP ở mèo. Hành trình chăm sóc các bé mèo không hề đơn giản. Hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích để chăm sóc các bé mèo của mình thật tốt.