DMCA.com Protection Status

Bệnh Dại Ở Mèo: Cách Phòng Tránh Và Nhận Biết Sớm Nhất

Bệnh dại ở mèo là trường hợp nguy hiểm, chúng có khả năng lây nhiễm cho bầy đàn và rất dễ lây cho con người. Là một người chủ nuôi mèo, bạn cần nắm được những thông tin quan trọng về loại bệnh này như dấu hiệu nhận biết, cách phòng tránh ra sao?... Cùng PetHealth tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

1. Nguyên nhân gây bệnh dại ở mèo

Bệnh dại ở mèo gây ra bởi một loại virus thuộc họ Rhabdoviridae. Đây là một loại vi-rút ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của động vật có vú. Chúng có khả năng truyền nhiễm nhanh chóng. Bởi chúng có thể tồn tại trong nước bọt của các động vật mắc bệnh.

Virus gây bệnh dại phát triển mạnh mẽ vào thời tiết nắng nóng. Do đó, thời điểm mèo dễ mắc bệnh này nhất là vào khoảng giữa năm.

Chỉ cần tiếp xúc với nước bọt chứa virus dại thì mèo có thể bị nhiễm bệnh. Đặc biệt là những bé mèo chưa được tiêm vaccine phòng bệnh và có đề kháng yếu.

benh dai o meo

Virus là nguyên nhân gây ra bệnh dại ở mèo có khả năng truyền nhiễm qua nước bọt của mèo

 

Mèo bị nhiễm bệnh dại thông qua các con đường sau:

  • Nguyên nhân trực tiếp: Bị con vật bị bệnh dại cắn phải khiến virus từ nước bọt xâm nhập vào vết thương và gây ra bệnh dại cho mèo.

  • Nguyên nhân gián tiếp: Vô tình tiếp xúc với mầm bệnh, nước bọt có chứa virus dại mèo qua các vết thương hở, vết thương chưa lành. Có thể do đi lại, tiếp xúc qua mũi/mắt, giẫm phải virus, tự gãi lên da thịt,...

2. Thời gian ủ bệnh là bao lâu?

Thời gian ủ bệnh dại ở mèo thường từ 9 ngày đến 2 tháng. Thông thường, khi có những biểu hiện đầu tiên thì sau 15 ngày chúng sẽ dần bị phát bệnh. Khi phát bệnh, mèo dễ bị tử vong sau 1 tuần nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bởi vậy, nắm được biểu hiện bệnh dại ở mèo sẽ giúp chúng ta sớm phát hiện và can thiệp kịp thời. Đồng thời, phát hiện sớm cũng đảm bảo an toàn cho người nuôi mèo, các cá thể mèo cùng đàn và những người tiếp xúc với chúng.

benh dai o meo

Phát hiện bệnh dại ở mèo sớm giúp đảm bảo an toàn cho mèo và cho chủ nuôi

3. Dấu hiệu bệnh dại ở mèo

Làm sao để nhận biết mèo nhà bạn có mắc bệnh dại hay không? Hãy chú ý quan sát các bé mèo, đặc biệt là những thay đổi hành vi đột ngột và nghiêm trọng theo thời gian.

3.1. Dấu hiệu ở giai đoạn đầu

Những triệu chứng ở giai đoạn đầu khi mèo bị dại khá chung chung và không quá rõ bên ngoài:

  • Mèo đột nhiên bị chán ăn

  • Dấu hiệu lo lắng hoặc căng thẳng

  • Dễ cáu kỉnh và dễ kích động

  • Mèo tìm đến nơi ẩn náu, thu mình và thường chui trốn vào góc tối

  • Hung hăng bất thường, đặc biệt dễ nhận thấy nếu bé mèo vốn thân thiện, điền tĩnh trở nên hung dữ hơn.

3.2. Dạng bệnh dại hung dữ 

Mèo bị dại ở dạng này sẽ hung hăng hơn rất nhiều, nguy hiểm với cả chủ nuôi. Nếu nhận thấy các biểu hiện sau, bạn nên tránh xa và không nên bắt chúng.

  • Mèo trở nên cáu kỉnh và có thể hung dữ, hung hăng

  • Sẵn sàng sử dụng răng, móng vuốt của mình khi chỉ có sự khiêu khích hay trêu đùa rất nhỏ

  • Mèo luôn trong tư thế cảnh giác và lo lắng, đồng tử giãn ra

  • Tiếng ồn có thể khiến chúng tấn công

  • Mèo mắc bệnh dại có thể tấn công đột ngột, cắn và cào cấu dữ dội, thậm chí là cắn cả chủ nuôi.

benh dai o meo

Khi bị dại, mèo trở nên hung hăng, hay cắn xé và có thể tấn công đột ngột

3.2. Dạng bệnh dại liệt (câm)

Triệu chứng mèo bị bệnh dại thể liệt gồm:

  • Liệt cơ họng và hàm, liệt chân hay một phần cơ thể

  • Chảy nước dãi quá mức và không thể nuốt

  • Chúng có thể mất kiểm soát cơ

  • Mèo có thể không hung dữ và hiếm khi cố cắn.

Giai đoạn đầu của bệnh dại có thể dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác hoặc với xu hướng hung dữ thông thường của mèo. Bởi vậy, việc chẩn đoán bệnh dại phải được xác minh bằng các xét nghiệm, thăm khám bởi các bác sĩ thú y.

4. Cách phòng bệnh dại cho mèo

Bệnh dại ở mèo rất nguy hiểm bởi nguy cơ tử vong cao và có thể gây nguy hiểm đến người nuôi. Bởi vậy, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động giúp các bé mèo giảm nguy cơ lây nhiễm.

Các biện pháp phòng tránh bệnh dại cho mèo gồm:

  • Tiêm vaccine phòng ngừa bệnh dại cho mèo khi mèo được 16 tuần tuổi, tiêm nhắc lại theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Hạn chế cho mèo tiếp xúc với những con vật có dấu hiệu bệnh, đặc biệt là chó mèo hoang

  • Thường xuyên vệ sinh, khử trùng nơi ở và sinh hoạt của mèo.

  • Nếu không may mèo có các vết thương hở, hãy chăm sóc và xử lý đúng cách để hạn chế việc vô tình tiếp xúc với mầm bệnh.

benh dai o meo

Tiêm vaccine phòng dại là biện pháp tối ưu nhất để giúp mèo giảm nguy cơ nhiễm bệnh

>> Tham khảo: Dịch vụ tiêm vaccine phòng dại tại PetHealth

5. Làm gì khi mèo có dấu hiệu dại?

Nếu phát hiện những dấu hiệu của bệnh bạn cần thực hiện:

  • Với những dấu hiệu nhẹ nghi ngờ bị dạ, và chưa có nhiều nguy hiểm i: bạn có thể đem mèo đến cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mèo. Rất có thể, các biểu hiện là của bệnh khác và tương tự với bệnh dại thôi. Tuy nhiên, để an toàn nhất, bạn cũng cần cẩn thận không để chúng gây hại đến mình. Hoặc liên hệ luôn đến cơ sở y tế để được tư vấn.

  • Trường hợp các dấu hiệu quá rõ ràng, mèo có nhiều bất ổn về tâm lý và hành động, bạn cần:

+ Liên hệ nhanh chóng đến bác sĩ thú y hoặc cơ quan kiểm soát động vật ở gần nhất. Những người có chuyên môn sẽ có giải pháp nghiệp vụ để giúp bạn xử lý.

+ Không cố gắng bắt hay tiếp xúc gần với chúng, không được để chúng cào cấu hay cắn mình.

  • Trong tất cả trường hợp, cần cách ly mèo khỏi các động vật khác trong nhà. Vệ sinh, khử trùng các khu vực mà mèo sinh sống.

Nếu nghi ngờ bị bệnh dại, mèo phải được cách ly và làm bị thương người khác.

6. Xét nghiệm bệnh dại ở mèo

Chắc hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên, không có xét nghiệm chính xác để chẩn đoán bệnh dại khi mèo còn sống.

Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp là xét nghiệm chính xác nhất để chẩn đoán bệnh dại. NHƯNG, phương pháp này chỉ có thể thực hiện sau khi động vật chết.

7. Mèo bị dại có chữa được không?

Thật đáng tiếc, không có cách điều trị bệnh dại ở mèo, chỉ có vaccine phòng dại thôi. Hầu như mèo khi bị phát dại thường không thể chữa khỏi được, có thể coi là “án tử” của mèo.

Virus dại tấn công cơ thể và chủ yếu ở các mô cơ, sau đó sẽ tấn công vào các dây thần kinh. Thời gian chuyển biến của bệnh dại ở mèo cũng rất nhanh chóng. Các biểu hiện bệnh ngày càng rõ ràng hơn. Tính từ lúc phát bệnh, mèo có thể chỉ sống được khoảng 1 tuần.

Bởi vậy, nên tiêm phòng cho thú cưng của mình càng sớm càng tốt để tránh việc mất chúng do các bệnh nguy hiểm gây ra.

benh dai o meo

Hiện chỉ có cách phòng dại chứ chưa có cách điều trị bệnh dại cho mèo

8. Cách xử lý khi bị mèo cắn hoặc cào

Khi nuôi hay tiếp xúc với mèo, chúng ta có thể bị chúng cào hoặc cắn. Điều này cũng tiềm ẩn những mối nguy hiểm nhất định, đặc biệt là việc lây nhiễm virus dại.

8.1. Mèo bị cắn hoặc cào có bị dại không?

Câu trả lời là CÓ THỂ nhé! Bạn có thể bị mắc bệnh nếu các vết cào và cắn được thực hiện bởi một con mèo có virus gây bệnh.

Những trường hợp lo ngại nhất đó là:

  • Tiếp xúc với những bé mèo hoang chưa được tiêm phòng dại

  • Tiếp xúc với các bé mèo chưa rõ tình trạng bệnh

  • Hoặc chính mèo của mình chưa được tiêm phòng bệnh và có nguy cơ nhiễm virus dại khi chúng đi "ngao du" bên ngoài.

8.2. Cách xử lý vết thương do mèo gây ra?

Ngay khi bị chó mèo cào, cắn, bạn cần nhanh chóng xử lý theo các bước sau:

  • Rửa vết thương bằng xà phòng, rửa dưới vòng nước chảy trong ít nhất 10 phút

  • Không cố gắng nặn máu ở vết thương để tránh virus xâm nhập vào trong

  • Bịt kín vết thương bằng băng cá nhân/gạc để phòng tránh nhiễm trùng

  • Nếu bé mèo cắn bạn đã được tiêm phòng đầy đủ, sức khỏe bình thường, bạn rửa sạch và sát trùng vết thương cẩn thận là được. 

  • Nếu bé mèo chưa tiêm phòng dại, hoặc chưa chắc chắn là bé mèo có khỏe mạnh không? Bạn cần vệ sinh và sát trùng vết thương theo hướng dẫn trên. Nên tiêm phòng vắc xin ngừa dại trong vòng 24 giờ sau khi bị mèo cắn để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

benh dai o meo

 

Cần nhanh chóng vệ sinh và sát trùng vết thương do mèo gây ra để đảm bảo an toàn, giảm nguy cơ nhiễm bệnh dại

Có thể thấy rằng, bệnh dại ở mèo là một loại bệnh vô cùng nguy hiểm: khó chẩn đoán, không thể chữa và dễ gây nguy hiểm cho con người. Vì vậy, khi nuôi mèo, bạn hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh thật tốt để không xảy ra những trường hợp đáng tiếc cho bé mèo.

Bệnh viện thú y PetHealth cung cấp dịch vụ tiêm vaccine phòng dại cho mèo với chi phí cạnh tranh. PetHealth có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thú y, với đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn. Chúng tôi sẽ tư vấn các kiến thức sức khỏe và giúp bạn phòng bệnh dại cho mèo một cách tốt nhất!

Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:  

Rất hân hạnh được đón tiếp!

 
Bài trước Bài sau
Bài viết liên quan:
Bài viết xem nhiều: